Hà Nội

Bị cận thị không chỉ là đeo kính, bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt và biến chứng cao hơn người khác

07-07-2022 15:04 | Y học 360
google news

SKĐS - Không ít người bị cận thị chỉ quan tâm đến sự bất tiện trong sinh hoạt hoặc thẩm mỹ, mà "quên" rằng nếu cận thị tiến triển nặng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở mắt cao hơn những đối tượng khác, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bong võng mạc.

Bong võng mạc - Đừng để quá muộnBong võng mạc - Đừng để quá muộn

SKĐS - Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị tách ra khỏi hắc mạc và không thể hoạt động bình thường được nữa. Đây là bệnh lý nặng trong nhãn khoa nói chung và là biến chứng nặng của chấn thương nhãn cầu nói riêng rất cần chú ý khi không may mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây bong võng mạc

Có nhiều nguyên nhân gây bong võng mạc, trong đó bong võng mạc ở bệnh nhân bị cận thị nặng là hay gặp nhất.

Ngoài ra, còn có thể do chấn thương (các va đập mạnh vào nhãn cầu), do biến chứng của bệnh đái tháo đường, sau phẫu thuật thủy tinh thể, bệnh nhân có tiền sử võng mạc bất thường…

Nguyên nhân bong võng mạc hay gặp ở bệnh nhân cận thị là do người bị cận thị nặng có kích thước nhãn cầu thường to hơn so với nhãn cầu của người bình thường.

Do vậy, các lớp của thành nhãn cầu, trong đó có võng mạc sẽ bị kéo giãn ra. Võng mạc bị kéo giãn lâu ngày sẽ thoái hóa dần.

Tại các vị trí thoái hóa có thể xuất hiện các vết rách nhỏ. Dịch thấm từ dịch kính sẽ thấm qua lỗ rách, gây lắng đọng giữa các lớp tế bào của võng mạc. Khi đó, lớp tế bào sắc tố của võng mạc sẽ bị bóc tách ra khỏi các lớp tế bào cảm thụ, các tế bào sắc tố sẽ bị mất nguồn dinh dưỡng từ lớp mạch máu, dẫn tới mất chức năng cảm thụ ánh sáng.

Những tổn thương vĩnh viễn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được điều trị trong vòng 24 - 72 giờ. Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Nhìn mờ đột ngột, xuất hiện "ruồi bay", bóng đen trước mắt, cảm giác chớp sáng trong mắt…

Cảnh giác với bong võng mạc ở những người cận thị - Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân gây bong võng mạc, trong đó bong võng mạc ở bệnh nhân bị cận thị nặng là khá thường gặp.

Những dấu hiệu phải đến ngay cơ sở nhãn khoa

- Chớp sáng trước mắt: Chớp sáng xảy ra rất nhanh ở vùng trước mắt, có thể ở vùng phía mũi hoặc vùng phía dưới, vùng phía trên của vùng nhìn được trước mắt. Vùng chớp sáng tương ứng với nơi võng mạc bị bong ra.

Đây là dấu hiệu sớm nhất của bệnh, nếu phát hiện và đi khám kịp thời, việc điều trị sẽ đơn giản, không tốn kém và tránh được mù lòa.

- Nhìn mọi vật biến dạng (vẫn đeo kính), nhìn đường thẳng bị cong

Đây là dấu hiệu sớm của bệnh, thường vùng bị bong ở gần điểm vàng hay tại điểm vàng.

- Nhìn mờ một vùng: Một vùng nào đó của mắt nhìn không rõ vật, nhìn lòe, vùng nhìn mờ cố định không thay đổi khi liếc mắt, khi tra thuốc hay nghỉ ngơi, vùng đó vẫn nhìn mờ, lúc này phải đi khám ngay.

Ruồi bay trước mắt: Thấy nhiều chấm đen ở trước mắt như đàn ruồi bay, không làm cách nào mất đi được, kể cả sau khi nhỏ thuốc mắt. Nếu  nhà ai đun bếp tro, sẽ thấy giống như bồ hóng rơi lả tả trước mắt (mưa bồ hóng).

Khi thấy một trong những dấu hiệu nêu trên, người bị cận thị phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để khám và phát hiện sớm, điều trị tích cực, tránh mù lòa,...

Đối với những người có tiền sử các bệnh về mắt, từng bị chấn thương vào mắt, nếu thấy các dấu hiệu trên cũng nên sớm đi khám.

Cảnh giác với bong võng mạc ở những người cận thị - Ảnh 4.

Người bị cận thị khi thấy nhìn mờ, ruồi bay trước mắt..., phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để khám , phát hiện sớm, điều trị sớm

Phòng bong rách võng mạc ở người cận thị nặng

Mắt cận thị dù đã được đeo kính hay phẫu thuật để điều chỉnh độ khúc xạ và khôi phục thị lực, nguy cơ thoái hóa võng mạc vẫn sẽ tồn tại. Chính vì vậy, người cận thị cần lưu ý các điểm sau:

- Đeo kính đúng số và phù hợp.

- Khám và kiểm tra thị lực, đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu thoái hóa để xử lý kịp thời.

- Lưu ý tạo thói quen sinh hoạt khoa học, để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng tự nhiên tốt cho mắt.

- Tiêm nội nhãn: Đối với các tổn thương trên võng mạc ở giai đoạn đầu, có thể người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm nội nhãn chất ức chế chống tăng sinh tân mạch để duy trì, cải thiện thị lực, phòng ngừa bong võng mạc.

Mời độc giả xem thêm vieo:

Chống nắng: Sử dụng mỹ phẩm chứa SPF có đủ không? Thứ tự trang điểm khi dùng kem chống nắng?


BS Nguyễn Thu Hiền
Ý kiến của bạn