Khi nhà soạn nhạc người Ba Lan-Frederic Chopin qua đời vào năm 1849, có vẻ như đó là một cái chết lãng mạn kiểu cổ điển bởi căn bệnh lao. Nhưng những hoài nghi nhanh chóng nổi lên quanh các chẩn đoán, và thông qua một xét nghiệm tim mạch hồi đầu năm 2014, cuối cùng các nhà khoa học khẳng định một lần nữa cái chết của Chopin là do căn bệnh lao.
Giả thuyết quanh cái chết
Đó là một nghi lễ bí mật diễn ra vào buổi đêm khuya tại một nhà thờ nằm ngay giữa thủ đô Vác-sa-va (Warsaw, Ba Lan) vào tháng 4 năm 2014 này. Một cái lọ pha lê được giấu tại một trong những cây cột của nhà thờ đã được đào lên và thành phần bên trong cái lọ đã được xét nghiệm nghiêm túc bởi các nhà Di truyền học và pháp y. “Linh hồn của đêm nay đang tỏa sáng”, dẫn lời nhà khoa học pháp y Tadeusz Dobosz phát biểu với hãng tin AP. Chiếc lọ pha lê đó chứa một quả tim được bảo quản bằng rượu – có vẻ là rượu cognac – trong suốt hơn 160 năm. Qủa tim đó thuộc về người con nổi tiếng nhất Ba Lan: nghệ sĩ dương cầm kiêm nhà soạn nhạc vĩ đại Frederic Chopin. Các nhà khoa học muốn kiểm chứng rằng quả tim đang ở trong điều kiện hoàn hảo và có thể trả lời rõ ràng câu hỏi: cái gì đã giết hại người đàn ông với những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc Ba Lan
Chân dung nhà soạn nhạc thiên tài Frederic Chopin
Người ta phát hiện ra nhà soạn nhạc Frederic Chopin đã tạ thế trong một căn hộ ở Place Vendome, thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 17/10/1849, hưởng dương 39 tuổi. Nhà chức trách Pháp đã chẩn đoán Chopin mắc bệnh lao và căn bệnh này đã tàn phá ông vào những tháng trước khi qua đời, và người ta đã ghi lại lưu ý này trên tờ giấy chứng tử của Chopin. Nhưng mọi thứ trở nên ít minh bạch. Cùng vị bác sĩ, Jean Cruveilhier, đã tách quả tim của Chopin và tiến hành một cuộc phẫu thuật pháp y. Những ghi chú về tình trạng của Chopin sau đó đã bị thất lạc. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy rằng nhà soạn nhạc có vẻ thiên về cái chết do bị bệnh lao hơn, “một căn bệnh chưa từng có trước đó”. Vậy điều gì có thể xảy ra? Cuối cùng những giả thuyết mới đã lục tục xuất hiện. Một bài báo y tế đã đề nghị cái chết của Chopin là do nang xơ hóa – một căn bệnh chưa từng được biết đến vào năm 1849 – là kẻ chủ mưu của “vụ giết người”.
Một giả thuyết khác là Chopin đã thừa hưởng bệnh khí thủng, một dạng thiếu Alpha-1-antitrypsin. Kế đó vào tháng 9/2014, các cuộc tranh luận dường như lên cao trào. Các nhà di truyền học và khoa học pháp y đã tụ tập từ nhiều tháng trước đó tại NhÀ thờ Holy Cross ở Warsaw cho một khám phá chưa từng được tiết lộ được kết luận tại một cuộc họp báo. Họ báo cáo rằng “Qủa tim của Chopin đã được bảo quản tuyệt hảo và có dấu hiệu của bệnh lao. Qủa tim có dấu hiệu phình cho thấy có những vấn đề về hô hấp, liên quan đến bệnh phổi. Sau tất cả, nhìn chung đây là bệnh lao. Chấm hết”. Nhưng cuộc kiểm tra chỉ bằng mắt thường. Không có mẫu mô nào được mang đi xét nghiệm. Cái lọ pha lê chứa quả tim của Chopin đã không được mở ra và cũng như nó chưa từng rời khỏi nhà thờ. Liệu một cách kiểm tra trực quan bên trong một cái lọ đã đủ bằng chứng thuyết phục của căn bệnh lao?
Tranh cãi quanh quả tim của Chopin
Ông Sebastian Lucas, Giáo sư danh dự về bệnh học tại Bệnh viện Guy’s và St Thomas ở London, cho rằng xét nghiệm bằng mắt thường có lẽ không đủ. Ông lý giải: “Nếu trái tim có dính dáng đến căn bệnh lao, nó sẽ cho thấy là trong nhiều trường hợp sẽ bị ảnh hưởng bởi chứng viêm màng ngoài tim, một dạng viêm quanh tim. Viêm màng ngoài tim (bệnh lao) có sẽ có nhiều cục u nhỏ hay một tiến trình khuyếch tán. Nếu có những cục u nhỏ thì đó đích xác là bệnh lao (như đã chẩn đoán), nhưng các căn bệnh khác có thể bắt chước vẻ bề ngoài như ung thư và một chứng nhiễm nấm chẳng hạn như bệnh nấm quạt. Và bạn không thể nói chuyện gì đã xảy ra nếu chỉ nhìn bằng mắt thường”. Các nhà khoa học muốn tiến hành việc mở lọ pha lê và xét nghiệm quả tim bên trong nó, nhưng đã đối mặt với một sự phản đối không nhân nhượng từ “mọi người, bắt đầu với một trong những người chắt gái của Chopin”, dẫn lời của GS Dobosz vào tháng 9/2014.
Nhà thờ Holy Cross nơi có quả tim được bảo quản của Frederic Chopin
GS Dobosz nói trên tờ Gazeta Wyborzca rằng “Các đối thủ phản đối khác bao gồm cả cựu giám đốc của Viện nghiên cứu Chopin (Balan) và đức Tổng giám mục Warsaw, Hồng y Kazimierz Nycz. Để hiểu được sự phản đối gay gắt này chúng ta phải xem lại những gì mà Chopin đã cống hiến cho quê hương Ba Lan. Nhà soạn nhạc đã rời quê hương Warsaw năm 20 tuổi và chưa bao giờ về lại quê nhà. Mặc dù cuộc đời của Chopin ở Ba Lan đã không từng tồn tại, đất nước này đã bị nuốt chửng bởi các đế quốc Nga, Phổ và Áo vào năm 1795, và chỉ được độc lập đúng nghĩa 123 năm sau đó. Tuy nhiên, lòng yêu nước của Chopin đã được thể hiện rõ nét trong âm nhạc của ông, và với người Ba Lan, âm nhạc của Chopin cũng biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Ba Lan. Mong ước của Chopin là trái tim ông sẽ được tách bỏ trước khi an táng – ngay trong nghĩa địa Pere Lachaise ở Paris – và người em gái của Chopin đã “buôn lậu” quả tim anh trai của bà từ tay lính gác Nga sang Ba Lan.
Nhiều năm sau đó, vào tháng 9/1939, nghệ sĩ dương cầm Wladyslaw Szpilman đã cho phát sóng một khúc ai ca (khúc nhạc bi tráng) của Chopin khi quân Đức dội bom xuống đài phát thanh, bản thân Szpilman bị bắn tung lên trời. Trong hành trình quay trở lại đài phát thanh Warsaw vào năm 1945, sau khi sống sót từ đợi hủy diệt thành phố Warsaw và nạn thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã, Szpilman đã bắt đầu chơi cùng bản ai ca – một câu chuyện vĩnh cửu trong bộ phim “The Pianist” (Nghệ sĩ dương cầm) của Roman Polanski. Đối với hành động can thiệp vào trái tim của một người đã có công với tổ quốc Ba Lan, người Ba Lan cho rằng đó là một hành động phạm thượng. Bà Rose Cholmondeley, chủ tịch Hiệp hội Chopin (London), giải thích: “Đó là một cảm giác mạo phạm. Người ta cho rằng quả tim của Chopin là một Thánh tích và tỏ ra hết sức khó chịu đối với cái gọi là phân tích ADN”.
Nhà khoa học pháp y Tadeusz Dobosz , người đã xét nghiệm quả tim của Chopin
Và cũng như có một lý do khác giải thích vì sao một xét nghiệm ADN lại khiến cho người ta cảm thấy không thoải mái, bà Cholmondeley nhấn mạnh: “Người ta cũng ngờ rằng không chắc chắn 100% đó là quả tim của Chopin”. Truyền thuyết kể rằng, một binh sĩ Đức đã móc quả tim từ một trong các hàng cột của nhà thờ dưới thời chiến, trước khi cả nhà thờ và các hàng cột bị san bằng. Người ta cho rằng quả tim đã sang tay nhiều người trước khi nó trở về tay của đức Hồng y Ba Lan. Có một câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một người đàn ông đã giữ quả tim và cứu vớt nó khỏi bị hủy hoại, ông ta là Tướng SS Erich von dem Bach-Zelewski, chỉ huy các lực lượng quân Đức đã đè bẹp Cuộc nổi dậy ở Warsaw với sự tàn bạo khét tiếng vào mùa hè năm 1944. Song bà Rose Cholmondeley ngờ rằng không biết có bao nhiêu phần trăm là sự thật, và có khả năng quả tim vẫn nằm đâu đó trong các hàng cột tại nhà thờ vào tháng 10/1945.
Khẳng định lần cuối
Về phần mình, GS Dobosz tỏ vẻ không đồng tình, ông cho rằng đợt giảo nghiệm vào tháng 4/2014 đã xua tan đi những nghi ngờ. Trong cuộc họp báo của các nhà khoa học, GS Dobosz nói: “Điều kiện và tình trạng bảo quản, loại chỉ dùng để khâu quả tim sau cuộc mổ xẻ ở Paris, loại lọ, tất cả theo quan điểm của chúng tôi là của thời đại”. Cái bình được niêm phong dưới cây cột nhà thờ mà theo yêu cầu nó sẽ không bị xáo trộn cho đến thời điểm năm 2064. Việc chẩn đoán bệnh lao có thể được xem là không thể tránh khỏi trong trường hợp của Chopin. Ông là người hâm mộ chủ nghĩa Lãng mạn. Niềm đam mê và cảm xúc âm nhạc của Chopin khiến cho nhà soạn nhạc đương đại người Đức-Robert Schumann mô tả nó là “pháo thần công ẩn mình trong hoa”. GS Clark Lawlor từ Đại học Northumbria (Newscastle, Đông Bắc nước Anh) đã xuất bản một cuốn sách mô tả về nhu cầu tiêu thụ văn học.
Nghệ sĩ dương cầm Wladyslaw Szpilman
Ông Lawlor nói rằng nửa đầu thế kỷ 19, người ta nhìn nhận căn bệnh lao như một cách tán dương cái chết của một nghệ sĩ. Nếu một căn bệnh nào đó gây tử vong đôi khi còn được xem là thi vị hơn là bệnh lao. GS Lawlor nói: “Đó là một quan niệm gây nghiện như heroin. Một ý tưởng Lãng mạn về sự tiêu thụ như là căn bệnh quyến rũ của mỹ nhân và thiên tài. Làm thế nào mà căn bệnh nó trở thành một xu hướng thời trang, có bất kỳ căn bệnh nào được xem là Lãng mạn? Và nó đã đạt được một vị trí nghịch lý vào thế kỷ 19”. Có vẻ như có một sự bảng lảng mang màu sắc hư cấu xen lẫn sự thật về cái chết của Chopin. Nhưng ngay cả như vậy thì bệnh lao – tên sát nhân buổi đầu của Chopin – có lẽ là đáng tin cậy nhất. GS Lucas khẳng định: “Bệnh lao là sát thủ phổ biến nhất gây nên cái chết ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trên cơ sở thống kê, Chopin đã qua đời vì bệnh lao hơn là bệnh nang xơ hóa”. Ngoài bệnh lao, không ai còn có thể khẳng định thêm cái gì đã đốn hạ Frederic Chopin. Mặt khác, Nhà thờ Holy Cross ở Warsaw vẫn tiếp tục là địa điểm hành hương cho các tín đồ yêu mến Chopin: trái tim nằm tại đó là đại diện hùng hồn nhất cho một nhân cách yêu nước Ba Lan cao cả.
NGUYỄN THANH HẢI (BBC NEWS – 24/12/2014)