Từ phép khinh hành
Võ sư Phạm Đình Thắng (Võ đường Duy Thắng, Thái Nguyên) là người có nhiều năm nghiên cứu và thực hành khinh công cho biết, đến thời điểm này, khoa học chưa có cách nào giải thích hiện tượng khinh công vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn của nhà bác học Newton.
Nhiều tài liệu cổ của phương Đông và phương Tây ghi chép khá tỉ mỉ về khả năng con người có thể bay lên mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuyệt kỹ khinh công đó là sự thực chứ không phải là trò ảo thuật. Tuy nhiên, vì các cao thủ không truyền lại bí quyết nên đời sau cứ phải mò mẫm.
Khinh công (Levitation) là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp. Các sách tôn giáo có ghi nhận 300 người thành công trong việc tự bay lên khỏi mặt đất trong khoảng thời gian dài.
Pha khinh công đầu tiên được ghi lại là do Simon Magus thực hiện vào thế kỷ 1. Ông là một giáo sĩ theo dòng dị giáo, tham gia tập luyện nhiều “tà thuật” như phép tàng hình, khinh công. Người thực hiện pha bay lượn trong thời gian lâu nhất là Joseph Cupertino thế kỷ XVII. Giáo sĩ đạo Tin Lành này đã lơ lửng trong không khí khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Khinh công trên mặt nước.
Những đạo giáo khác như Hindu, Bà la môn và Phật giáo cũng ghi nhận nhiều trường hợp khinh công. Trong cuốn sách “Khoa học huyền bí ở Ấn Độ thời cổ đại”, tác giả Louis Jacollios người Pháp đã ghi lại khá chi tiết các trường hợp bay được mà ông chứng kiến và kiểm nghiệm.
Theo võ sư Thắng, một kỹ thuật thấp hơn của khinh công là khinh hành (tức là đi bộ cực nhanh - PV), khá phổ biến tại các khu vực có địa hình phức tạp ở Trung Quốc và Nhật Bản. Những người tập khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân và thần hành, tức chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất. Cùng với đó là phép “bích hổ du tường”, tức thằn lằn leo tường và chạy trên nước.
“Đây là những môn thực hành hoàn toàn có thật chứ không bịa đặt hay tưởng tượng. Tuy khinh hành chỉ là dưới cấp độ khinh công, nhưng để có thể bay lơ lửng được thì phép khinh hành phải thông thuộc trước đã”, võ sư Thắng khẳng định.
Một nhân vật trong truyện Thủy Hử của Thi Nại Am thông thạo phép khinh hành đó là Đới Tung. Người này được mệnh danh là “thần hành”, tức có phép thần hành chạy nhanh như gió, có thể vượt núi, leo tường, đi qua sông mà chân không chạm mặt đất.
Một nhà sư Tây Tạng thực hiện khinh công bay khỏi mặt đất.
Đến thuật khinh công
Theo võ sư Phạm Đình Thắng, khinh công thực chất là một phương pháp làm nhẹ cơ thể. Đó là những kỹ pháp đặc biệt khó luyện, đòi hỏi hàng chục năm miệt mài mới đạt mức thành tựu trung bình.
Phương pháp này cũng được gọi là “khinh thân thuật” hay “khinh thân công”. Luyện chạy nhanh, thân thể nhẹ nhàng. Luyện ban đầu bằng cách chạy trên thành chum đựng nước, sau bỏ nước dần dần. Cuối cùng chạy trên nền cát cho đến khi linh hoạt đến mức cát không bị tung lên, chân không dể lại dấu.
Đến khi thành thục và trở thành thói quen, thì việc lơ lửng trên không là điều hoàn toàn đạt được. Nổi tiếng nhất là tu sĩ Milarepa, một nhà yoga hàng đầu ở Tây Tạng thuộc thế kỷ XIX. Ông này được mệnh danh là người nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí đến nỗi có thể đi lại, ăn, ngủ lơ lửng giữa không khí.
Khác với những giáo sĩ Bà La Môn và thuật sĩ Yoga của châu Á, các tu sĩ châu Âu thường lơ lửng trong không trung khi đạt đến trạng thái xuất thần.
Khả năng con người bay như chim vẫn là dấu hỏi lớn.
Theo tài liệu ghi chép lại, Thánh Theresa, nữ tu dòng Carmelite, là một trong những người có thuật khinh công. Bà đã bay trước sự chứng kiến của 230 tu sĩ Công giáo.
Thế nhưng, bà lại nỗ lực cầu nguyện, xin thoát khỏi năng lực đặc biệt này. Và từ đó, người nữ tu không bao giờ còn bay được nữa.
Bên cạnh đó cũng có khá nhiều trường hợp không luyện tập một môn võ hay thiền định nào nhưng vẫn lơ lửng được. Điển hình là trường hợp của một cậu bé người Anh tên Henry Jones.
Năm Jones 12 tuổi, cậu bỗng xuất hiện khả năng bay lên đến trần nhà. Hiện tượng này kéo dài trong vòng 1 năm liền nhưng không hiểu sao sau đó, nó biến mất hoàn toàn.
Một nghệ sĩ đường phố biểu diễn bám tay vào tường và lơ lửng.
Tìm lời giải khoa học
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã khá đau đầu khi nghiên cứu về những trường hợp thắng được định luật vạn vật hấp dẫn. Sau rất nhiều kiểm nghiệm thực tế về những người có khả năng lơ lửng trên không, các nhà khoa học đều bác bỏ những lời đồn cho là bịp bợp hoặc ảo thuật.
Tuy nhiên, họ cũng không thể giải thích thấu đáo lý do tại sao con người có thể bay lên được và cơ chế vận hành việc đó ra sao. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng trên là kết quả các trường sinh học. Hiểu đơn giản, đó là dạng năng lượng tinh thần đặc biệt phát ra từ não người khi thiền định. Chỉ cần trường sinh học đủ lớn, con người có thể thắng được trọng lực, bay lơ lửng trên trời, gọi là trạng thái bán trọng lực.
Những người tập Yoga cũng có khả năng lơ lửng trên không.
Để chứng minh với toàn thế giới, rằng việc con người bay lên được khỏi mặt đất là hoàn toàn có thật và không bịp bợm, một nhà thám hiểm tên là Neel đã đến Tây Tạng tìm hiểu và luyện tập khinh công.
Thời gian sống cùng các thầy tu Tây Tạng, trải qua quá trình luyện tập khắc khổ và trong thời gian dài, cuối cùng Neel đã có thể bay lơ lửng cách mặt đất 40cm dưới sự chứng kiến của hàng trăm nhà khoa học và hàng ngàn người hiếu kỳ Châu Âu.
Như vậy, các nhà khoa học đã tạm kết luận, khi tập khinh công tức là con người đang làm cho cơ thể nhẹ đi với một trường sinh học thắng được định luật vạn vật hấp dẫn. Tuy nhiên, những nhân vật được cho là bay được thực chất cũng không thể bay được như chim mà chỉ là khả năng lơ lửng trên không mà thôi.
“Tôi từng chứng kiến một số cao thủ người Trung Quốc và Nhật Bản có khả năng lơ lửng trên mặt đất mà không dùng đến bất cứ một vật gì để bám víu. Khả năng đó rõ ràng là từ khinh công và thiền định mà ra chứ không hề bịp bợm, lừa đảo”.
Võ sư Phạm Đình Thắng