Bí ẩn hòn đảo thí nghiệm nghiên cứu bệnh than

06-12-2012 14:11 | Thông tin dược học
google news

Hòn đảo nhỏ Gruinard nằm ở ngoài khơi duyên hải phía Tây xứ Scotland, dài chỉ khoảng 1 dặm, rộng nửa dặm. Không có dân cư trong suốt nhiều năm, đó là lý do vì sao nó được các nhà khoa học quân sự Anh lựa chọn trong chương trình nghiên cứu khuẩn bệnh than.

Hòn đảo nhỏ Gruinard nằm ở ngoài khơi duyên hải phía Tây xứ Scotland, dài chỉ khoảng 1 dặm, rộng nửa dặm. Không có dân cư trong suốt nhiều năm, đó là lý do vì sao nó được các nhà khoa học quân sự Anh lựa chọn trong chương trình nghiên cứu khuẩn bệnh than.

Năm 1942, hòn đảo Gruinard đang bị nhiễm một lượng vi khuẩn bệnh than cực mạnh. Các nhà khoa học Anh đang muốn thử nghiệm xem liệu có hay không khuẩn bệnh than gây thiệt hại nặng cho một cuộc tấn công sinh học quy mô lớn đối với quân phát xít Đức. Kế hoạch đó có tên gọi “Chiến dịch ăn chay”, theo đó, những chiếc hộp chứa bánh hạt lanh tẩm khuẩn bệnh than xuống vùng nông thôn của nước Đức. Viễn cảnh thảm họa thật kinh hoàng: hàng triệu con gia súc tại Đức lăn ra chết, dẫn đến nạn đói kém trầm kha gây chết người trên diện rộng. Những cuộc thảo luận về chiến tranh sinh học đã được thực hiện ở cấp độ cao nhất. Đích thân Thủ tướng Anh Winston Churchill đã tự tranh luận với các Tham mưu trưởng liên quân của mình. Kết quả là một mệnh lệnh thuộc hàng tuyệt mật đã được ban bố trong việc thả nửa triệu quả bom bệnh than xuống kẻ thù.

Bí ẩn hòn đảo thí nghiệm nghiên cứu bệnh than 1
Đám khói trắng trên đảo Gruinard, trông vô hại nhưng nó đủ làm chết người.

Những cuộc thử nghiệm khuẩn bệnh than vào năm 1942 trên đảo Gruinard được diễn ra hoàn toàn bí mật. Hòn đảo này được Chính phủ Anh mua lại theo một đơn đặt hàng “bắt buộc”. Chẳng mấy chốc sau đó, 80 con cừu được vận chuyển đến đây và sau đó người ta cho các bào tử khuẩn bệnh than tiếp xúc với những con cừu. Chủng bệnh than là Vollum 14578 - một loại vi khuẩn cực độc và có khả năng gây chết người cao. Đàn cừu bắt đầu chết nhanh chóng. Các nhà khoa học kinh ngạc bởi kết quả mỹ mãn và nhận thức rằng một vụ nổ khuẩn bệnh than quy mô lớn trên lãnh thổ Đức sẽ làm ô nhiễm đất đai tại đây suốt hàng thập kỷ, dẫn đến con người mất hoàn toàn ý định cư trú. Đáng báo động hơn là không hề có giải pháp nào khả thi để tẩy uế đảo Gruinard. Một khi các bào tử bệnh than phát tán, không có cách gì loại bỏ được chúng. Winston Churchill đổi chiến thuật và thay vào đó xem xét việc sử dụng khí độc. Ông viết thư cho các Tham mưu trưởng liên quân: “Tôi muốn các ông suy nghĩ nghiêm túc về câu hỏi này. Tôi muốn đề cập đến việc sử dụng khí độc”. Nhưng đến mùa xuân 1944, bệnh than đã quay trở lại bàn nghị sự và lần này, Churchill đã phê chuẩn một đơn đặt hàng cho kho dự trữ buổi đầu với 500.000 quả bom bệnh than.

Theo kế hoạch ban đầu, quân Anh sẽ tấn công 6 thành phố lớn của Đức và cần khoảng 8 lần đánh bom khuẩn than, dự kiến các cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào trước mùa xuân 1945. Vào năm 1945, một báo cáo thuộc hàng tuyệt mật của Ủy ban Nội các quốc phòng Anh (CDC) cho thấy vũ khí bằng khuẩn bệnh than có thể tiêu diệt một nửa dân số của một thành phố kích cỡ như Stuttgart (Đức) trong một trận đột kích bằng máy bay ném bom hạng nặng, khiến nơi đó trở thành “thành phố ma” trong suốt nhiều năm... Tuy nhiên, sự hiệu hữu của bom nguyên tử với mức độ sát thương cao hơn vũ khí bệnh than đã khiến cho loại vũ khí này dần bị quên lãng. Hòn đảo Gruinard hẻo lánh cũng chịu chung số phận với các dự án vũ khí bệnh than. Cho đến năm 1990, dù môi trường trên đảo Gruinard được cải tạo tốt hơn nhưng vẫn chẳng có ai dám sống ở đây.

NGUYỄN THANH HẢI 

(Theo Historia)



Ý kiến của bạn