Virus thách thức định nghĩa của con người về cuộc sống. Chúng không chết cũng không tồn tại, virut chỉ đơn giản là có chức năng hay không. Virut cũng không có thiết bị máy móc để tự nhân bản nhưng trên thực tế chúng thậm chí còn tiến hóa hơn con người. Với những điều phát hiện về virut, có thể thấy còn rất nhiều điều chúng ta chưa từng biết đến về virut.
Virut mang gene “nhện độc góa phụ đen”
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một loại virut kì lạ và rất đáng sợ - đó là 1/3 số gene của con virut này giống với động vật và chuỗi gene ấy trùng khớp với ADN có trong nọc độc của nhện góa phụ đen. Nhà sinh học Seth Bordenstein từ Đại học Vanderbil cho biết những loài virut có tên là WO đã phá bỏ ranh giới để tấn công mục tiêu chính là vi khuẩn Wolbachia đồng thời thâm nhập vào tế bào động vật. Wolbachia là loài khuẩn lây nhiễm trên các động vật chân đốt như các loài họ nhện hay giáp xác. Chúng sống trên lớp màng tế bào của các loài này. Do đó, các nhà khoa học tin rằng, để WO tiếp cận được Wolbachia, virut này phải vượt qua hai lớp màng của vi khuẩn và của tế bào. Theo GS. Bordenstein “Khám phá ra ADN có trong nọc độc của nhện góa phụ đen là điều bất ngờ bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra loài thực khuẩn, những virut chuyên tấn công vi khuẩn này mang ADN của động vật trong mình”.
Nghiên cứu virut trong phòng thí nghiệm.
Virut HHV-6A gây vô sinh ở nữ
Kết quả công bố trên Tạp chí PLOS One của các nhà khoa học cho thấy trong 30 phụ nữ mắc chứng vô sinh bất thường và phát hiện 13 người trong số đó (43%) có mẫu nước tiểu chứa virut HHV-6A - là một trong những virut herpes gây bệnh mụn rộp ở người, lây lan qua nụ hôn. Loại virut này không được tìm thấy ở mẫu nước tiểu của 36 phụ nữ khỏe mạnh thuộc nhóm khác. Những phụ nữ virut HHV-6A đều có lượng cao bất thường cytokine - một loại protein phát hiệu giúp các tế bào tương tác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trứng được thụ tinh và bào thai. Việc phát hiện HHV-6A giúp các nhà khoa học tìm ra con đường lây nhiễm để điều trị ngay từ ban đầu.
Virut SIR V2 có thể tồn tại trong môi trường axit sôi
Virut SIR V2 lây nhiễm một loại vi khuẩn là Sulfolobus islandicus - sống trong suối nước nóng có tính axit có nhiệt độ 80 độ C (175 độ F). Sử dụng kính hiển vi điện tử Titan Krios để kiểm tra chi tiết, các nhà khoa học đã mở khóa cơ chế cơ bản của virut này lý giải sức đề kháng với nhiệt, khô và bức xạ cực tím. Từ đó, các nhà khoa học xây dựng liệu pháp gene để điều trị bệnh do virut này gây nên.
Virut có khả năng xâm chiếm cơ thể người
Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Y học Quân đội Mỹ về Bệnh truyền nhiễm (US Army Medical Research Institute of Infectious Diseases) đã công bố phát hiện về một virut có tập tính kỳ lạ, khác hẳn với các loại virut trước đây. Virut này được đặt tên là Guaico Culex (GCXV). Nếu so sánh nó với cơ thể người, nó giống một cá thể có chân, thân và cánh tay, chúng kết hợp và làm việc như một virut đơn lẻ. Điều này khiến các nhà khoa học lo sợ vì virut này có quan hệ gần với các virut thuộc nhóm virut phân đốt Jingmenviruse - nhóm virut xuất hiện ở khỉ đỏ colobus ở Uganda - chúng có nguy cơ lây lan sang các loài linh trưởng, động vật có vú, thậm chí con người. Nếu lây lan sang người thì đây có thể là loài virut nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối mặt.
Virut có mang gene cổ đại
Ít nhất 8% ADN của bạn thuộc về chủng tộc lạ và cấu thành từ các mảng có nguồn gốc từ virut, không phải của người. Đây là kết luận của các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science. 19 mảng ADN của virut cổ đang tồn tại trong bộ gene của chúng ta. Một loại Retrovirus có mã di truyền của chúng ở dạng ARN - tiền thân nguyên thủy của ADN. Virut này truyền nhiễm cho các tế bào vật chủ bằng cách tiêm một bản sao của chúng bằng bộ gene của vật chủ (có thể bao gồm cả con người). Các retrovirus cổ đã truyền nhiễm cho tổ tiên chúng ta suốt hàng trăm ngàn năm. Các mảnh ADN do virut sản sinh kiểu này vẫn còn bên trong bộ gene của tổ tiên chúng ta rồi được sao chép và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những mảng này còn được biết đến với các tên retrovirus nội sinh ở người hay HERV. Cơ thể con người đã đón nhận một số HERV để phục vụ mục đích có ích như HERV hỗ trợ việc mang thai - nó giúp xây dựng lớp màng bảo vệ tế bào quanh bào thai nhằm ngăn độc tố từ máu người mẹ xâm nhập thai nhi.
Virut tiền sử khổng lồ 30.000 năm
Nhóm nghiên cứu người Pháp mới đây đã khai quật được virut khổng lồ 30.000 năm tuổi đã tuyệt chủng từ lâu được phát hiện từ trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, Nga. Virut này được coi là khổng lồ vì kích thước dài hơn 0,5 micron (1 micron - 1/1.000 mm). Trước khi cố gắng hồi sinh Mollivirrus sibericum, các nhà khoa học sẽ xác định xem liệu virut này có gây chết chóc cho các loài động vật và con người hay không. Tuy nhiên, các trường hợp virut tiền sử được xem xét trước đây đều được xác định vô hại với con người và động vật ngày nay.