Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực BHXH (Nghị quyết số 21/NQ-TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW, Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013, Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016. Tổ chức thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Dược, Luật Đấu thầu. Kịp thời đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, tập trung thực hiện các giải pháp chống lãng phí trong sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; bảo đảm cân đối thu, chi; sử dụng hiệu quả và an toàn các quỹ. Tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên toàn quốc; đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành; thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm nợ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Giải quyết và chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Cán bộ BHXH tỉnh Yên Bái phục vụ người dân tham gia BHXH BHYT.
Thứ ba, tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Thực hiện đầu tư quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, chú trọng hình thức đầu tư ít rủi ro, hiệu quả, an toàn cho quỹ.
Thứ tư, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Thứ năm, tiếp tục triển khai Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong hệ thống BHXH phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ. Thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức viên chức; tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách chế độ tiền lương.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành.
Thứ bảy, thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định; đảm bảo mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp của BHXH Việt Nam cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Tại đây, người dân có thể thực hiện 10 dịch vụ công cơ bản như: Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; Giải quyết hưởng BHXH một lần; Giải quyết hưởng trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư; Giải quyết hưởng chế độ tử tuất; Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích; Giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác; Giải quyết Điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; Điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH; Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg; Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg; Người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi nơi nhận trong địa bàn tỉnh.