1. Nguyên nhân gây beriberi
Nguyên nhân của bệnh beriberi là do sự thiếu hụt vitamin B1. Vitamin B1 có vai trò duy trì thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hóa các chất thịt, mỡ thành năng lượng. Khi chuyển hóa mỡ đạm bị rối loạn do thiếu vitamin B1 sẽ gây ra triệu chứng tê phù, phù nề hoại tử tổ chức gây chứng tê bì.
Các nguyên nhân thường gặp gây thiếu hụt vitamin B1 bao gồm:
- Nghiện rượu bia khiến cơ thể khó hấp thu và dự trữ thiamin.
- Cơ thể không hấp thu được vitamin B từ thức ăn.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu làm hao hụt lượng vitamin B trong cơ thể.
- Trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ vitamin B qua sữa mẹ.
- Thiếu nguồn dự trữ vitamin B do chạy thận.
2. Dấu hiệu beriberi
Triệu chứng của bệnh beriberi phụ thuộc vào từng loại bệnh.
Với bệnh tê phù ướt:
- Khó thở khi tập luyện thể dục, thể thao
- Khó thở khi thức dậy vào buổi sáng
- Tim đập nhanh
Với bệnh tê phù khô:
- Suy giảm trương lực cơ
- Ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân
- Đau
- Lú lẫn
- Khó khăn khi nói
- Nôn mửa
- Mắt chuyển động không tự chủ
- Tê liệt
Trong những trường hợp nặng, bệnh Beriberi thường kết hợp với hội chứng Wernicke-Korsakoff. Bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff là hai dạng tổn thương não bộ gây ra do sự thiếu hụt thiamin. Bệnh não Wernicke gây tổn thương một số vị trí trên não như vùng dưới đồi.
Căn bệnh này có thể gây chứng lú lẫn, mất trí nhớ, mất phối hợp vận động cơ và các vấn đề về thị giác như mắt chuyển động nhanh và nhìn đôi. Hội chứng Korsakoff là hậu quả gây ra do các tổn thương vĩnh viễn tại một số vùng của não có chức năng lưu giữ ký ức. Người mắc hội chứng này thường bị mất trí nhớ, không có khả năng hình thành những ký ức mới và hay bị ảo giác.
3. Bệnh beriberi có lây không?
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh beriberi là chế độ dinh dưỡng thiếu hụt thiamin. Vì vậy, bệnh không thể lây nhiễm.
4. Cách phòng bệnh beriberi
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh beriberi, biện pháp tốt nhất là nên bổ sung đầy đủ vitamin B1 vào cơ thể bằng các biện pháp sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và cân bằng. Trong đó chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin B1 bằng các thực phẩm như rau xanh, cây họ đậu, các loại hạt nguyên cám, loại quả hạch, bơ sữa, ngũ cốc, thịt, cá,...
Nhiều sản phẩm ngũ cốc có bổ sung 100% nhu cầu thiamin khuyến nghị hàng ngày.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên được kiểm tra tình trạng thiếu vitamin định kỳ. Các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em nên được bổ sung đủ nhu cầu thiamin của trẻ.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh beriberi. Những đối tượng nghiện rượu cũng nên được kiểm tra tình trạng thiếu vitamin B1 thường xuyên.
5. Cách điều trị bệnh beriberi
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Điều trị beriberi giai đoạn nhẹ
Với các trường hợp mắc beriberi giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng vitamin B1 dạng viên.
Bên cạnh việc dùng các loại vitamin nhóm B theo dạng viên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Cụ thể, hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm thịt, cá, đậu, rau và trái cây tươi… Bên cạnh đó hãy cố gắng ăn nhạt hơn và có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Điều trị beriberi giai đoạn nặng
Trường hợp bệnh beriberi đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kết hợp cả hai phương pháp là tiêm và uống vitamin B1. Liều lượng sử dụng như sau:
Uống vitamin B1 dạng viên: 3 - 5/ lần, mỗi ngày uống 2 lần, kiên trì sử dụng trong khoảng 7 - 10 ngày.
Điều trị biến chứng beriberi
Những bệnh nhân đang có triệu chứng rối loạn tim mạch cần dùng đến các loại thuốc hỗ trợ tim. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn, ăn nhạt và kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng.
Khi bệnh đã có các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như teo cơ, liệt thì lúc này người bệnh cần phải điều trị kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:
- Bổ sung vitamin B1 dạng viên uống vào cơ thể.
- Châm cứu
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Chăm chỉ luyện tập để phục hồi chức năng vận động
Lưu ý: Những phương pháp điều trị Beriberi trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình hình thực tế mà người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối về chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng nên kiên trì điều trị trong một thời gian dài để có thể phục hồi trạng thái cơ thể một cách tốt nhất.