Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng viêm khắp cơ thể liên quan đến béo phì có thể là một yếu tố mạnh mẽ góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19, thậm chí còn có thể nguy hiểm hơn cả bệnh tim hoặc phổi.
Tiến sĩ Jennifer Light, Trường Y khoa NYU ở thành phố New York, đồng tác giả của một trong những nghiên cứu cho biết: Điều này có liên quan ở Mỹ, nơi 40% người Mỹ bị béo phì và không nghi ngờ gì sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và khả năng tử vong so với các quốc gia khác.
Mặc dù những người dưới 60 tuổi thường được coi là có nguy cơ mắc COVID-19 thấp, nhưng các nhà khoa học phát hiện, những người béo phì khả năng phải nhập viện vì căn bệnh này cao gấp đôi. So với những bệnh nhân có cân nặng bình thường, những người béo phì có khả năng cần được chăm sóc cấp tính cao gấp đôi và khả năng phải ở phòng chăm sóc đặc biệt cao gấp ba lần. Trong nghiên cứu, những bệnh nhân bị béo phì, nhưng không ai mắc bệnh tiểu đường hay bệnh tim, nhưng họ có thể là yếu tố nguy cơ cao nhiễm COVID-19.
TS Light cho biết, những người béo phì có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cao hơn, vấn đề hen suyễn, trào ngược và phổi bị hạn chế.. có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do bị nhiễm trùng như COVID-19.
Các nhà khoa học khuyến cáo, những người trẻ tuổi béo phì nên được nhắc nhở rửa tay thường xuyên, thực hành cách ly xã hội và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài…
Các nhà khoa học cho biết, tuổi và tình trạng sức khỏe trước đó là những yếu tố dự báo quan trọng về nguy cơ nhiễm trùng COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Vì vậy, chỉ phân tích dựa trên những người có triệu chứng đủ nghiêm trọng để đảm bảo chăm sóc y tế là không đủ.
Tuổi già, béo phì và bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ sức khỏe trong đại dịch này. Vì vậy, các chính sách quốc gia hỗ trợ chiến dịch "giữ an toàn và khỏe mạnh hơn” là cần thiết. Đối với những người béo phì, ngay cả những nỗ lực ngắn hạn để cải thiện sức khỏe và cân nặng có thể tăng cường khả năng vượt qua đại dịch một cách an toàn.