loa phóng thanh ở các bệnh viện (BV) hoạt động liên tục tạo nên sự ồn ào, mất trật tự… diễn ra ở hầu hết các bệnh viện, không đáp ứng được sự mong đợi của NB. “Khoa Khám bệnh thông minh” được triển khai thành công ở BVĐK tỉnh Phú Thọ được xem là mô hình tích cực có thể nhân rộng…
BVĐK tỉnh Phú Thọ là BV đa khoa hạng 1 trực thuộc Sở Y tế Phú Thọ với quy mô 1.500 giường bệnh, thực kê 1.600 giường và hiện có khoảng 1.500 - 1.700 người bệnh điều trị nội trú, riêng người bệnh điều trị ngoại trú xấp xỉ gần 2.000 lượt người đến khám bệnh mỗi ngày. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị, từ năm 2013, BVĐK tỉnh Phú Thọ đã thiết lập và triển khai mô hình “Khoa Khám bệnh thông minh” với mong muốn cải cách thủ tục hành chính, quản lý, sắp xếp một cách có hệ thống, công khai minh bạch thứ tự, chủ động phân bổ người bệnh vào các khâu đăng ký, khám bệnh, làm xét nghiệm, đóng viện phí, cấp phát thuốc…, rút ngắn tối đa thời gian chờ khám, đồng thời tạo môi trường khám bệnh ngoại trú an toàn, trật tự, tiện nghi.
Phát hành thẻ khám bệnh thông minh đến người bệnh.
TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết, mô hình “Khoa Khám bệnh thông minh” do BV tự xây dựng quy trình quản lý. Mô hình có máy lấy số tổ chức, sắp xếp hàng đợi khám, chữa bệnh; bố trí màn hình hiển thị hàng đợi tại các vị trí lấy số; phòng khám, tiếp nhận, viện phí, dược, cận lâm sàng… được kết nối thành một chuỗi liên tục và nhập vào phần mềm quản lý tổng thể của BV.
Theo quan sát của chúng tôi, tại bộ phận tiếp nhận người bệnh lúc 7 giờ 30 phút, NB lấy số thứ tự từ màn hình cảm ứng tự động (theo đối tượng và chuyên khoa cần khám), sau đó được điều phối vào các phòng khám bằng phần mềm tự động. Tại đây, NB được tiếp nhận phiếu thứ tự vào các phòng khám, trên phiếu hiển thị thời gian chờ đợi đến lượt khám.
Ở một phòng khám, màn hình thông báo lượt khám hiển thị rất rõ ràng. Khi bác sĩ cấp toa thuốc hoặc chỉ định cận lâm sàng, người bệnh được nhận số thứ tự tương ứng để thực hiện các bước tiếp theo, trên phiếu chỉ định cận lâm sàng cũng thông báo thời gian đến lượt cụ thể.
Tại bộ phận thu viện phí, người bệnh được tiếp nhận bằng mã vạch, tên họ của NB còn hiển thị lên màn hình đợi. “Một ý nghĩa quan trọng của mô hình này là chúng tôi biết được thời gian dự kiến đến lượt thực hiện tất cả các bước của quy trình khám, chữa bệnh. Từ đó, chúng tôi vui vẻ chờ, không còn bực bội, cáu gắt vì bị “cò” quấy nhiễu hay phải “xin-cho”. Chúng tôi đúng là khách của bệnh viện”, bệnh nhân Lê Trung Thành (63 tuổi, TP. Việt Trì) vui vẻ nói.
BV còn triển khai kết nối máy xét nghiệm với phần mềm quản lý bệnh viện. Sau khi tiếp nhận mẫu bệnh viện, nhân viên kỹ thuật dán mã vạch lên ống đựng bệnh phẩm rồi đưa vào máy xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, máy tự động trả kết quả vào hệ thống mạng. Bác sĩ thăm khám có thể ngồi ở phòng khám và truy cập vào kết quả xét nghiệm và ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh không phải mất thời gian “chạy” từ phòng xét nghiệm lên khoa khám bệnh để có kết luận của bác sĩ.
Đáng chú ý, theo TS. Nguyễn Huy Ngọc, ngoài hồ sơ bệnh án được lưu trữ trên giấy, bệnh viện cũng triển khai bệnh án điện tử cho tất cả người bệnh. Bệnh án điện tử giúp quá trình tìm kiếm thông tin của người bệnh dễ dàng, chính xác và nhất là không mất nhiều thời gian truy lục như trước kia. Bác sĩ chỉ mất vài giây là có thể truy cập bệnh án của người bệnh để có thông tin đầy đủ về người bệnh rồi đưa ra y lệnh điều trị phù hợp nhất.
TS. Nguyễn Huy Ngọc còn cho biết, BV nhờ hàng loạt giải pháp tổng thể để rút ngắn thời gian chờ đợi cho NB, nhất là mô hình “Khoa Khám bệnh thông minh”. BV đánh giá thời gian trung bình một lượt khám đơn thuần cũng như một lượt khám có kết hợp xét nghiệm, lấy thuốc, giảm tối đa 57 phút so với chỉ tiêu của Bộ Y tế.
Mô hình “Khoa Khám bệnh thông minh” có ý nghĩa to lớn trong việc cải tiến quy trình khám, chữa bệnh của BVĐK tỉnh Phú Thọ, giúp bộ phận quản lý sắp xếp một cách thông minh, liên hoàn thứ tự đăng ký, khám bệnh tại các phòng khám, thực hiện cận lâm sàng, thanh toán viện phí, cấp phát thuốc; quản lý danh sách NB, dự kiến và rút ngắn tối đa thời gian chờ. Mô hình còn góp phần phòng, chống tiêu cực do chen lấn, xô đẩy trong quá trình khám, chữa bệnh, bảo đảm an ninh trật tự; công khai minh bạch thứ tự cho đối tượng thuộc nhóm ưu tiên; cải cách thủ tục hành chính cho bác sĩ, điều dưỡng; tăng sự hài lòng của NB. Ngoài ra, BV còn thiết lập tổng đài chăm sóc khách hàng để tiếp nhận ý kiến và điện thoại thăm hỏi bệnh nhân cũng như nhắc nhở họ dùng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ.