5S đã trở thành “thói quen” của nhân viên toàn bệnh viện; ngăn chặn, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót do thiếu tập trung như trước đây; tránh lãng phí vật tư y tế; kiểm soát sự cố tốt hơn, đảm bảo an toàn người bệnh, tăng sự hài lòng người bệnh và nhân viên dễ thích nghi, hài lòng nơi làm việc của mình.
Với mô hình 5S, bệnh viện đã rút ngắn thời gian trong việc tìm thuốc, vật tư y tế tiêu hao; chính xác, giảm sai sót đảm bảo an toàn người bệnh; giảm lãnh phí do thuốc, vật tư y tế quá hạn, tổn kho giảm giúp tăng hiệu quả kinh tế; giảm tải công việc cho nhân viên, tăng hiệu suất công việc; tạo môi trường và thói quen làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học của nhân viên y tế.
Th.s Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An: Nhấn mạnh yêu cầu thực hiện 5S vì mục tiêu chăm sóc người bệnh tốt nhất. Ảnh: T.H
Năm 2017, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An căn cứ vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế, và mời chuyên gia quản lý chất lượng bệnh viện về tổ chức tập huấn quản lý chất lượng và an toàn người bệnh trong đó có nội dung thực hiện 5S cho lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa đây là tiền đề để bệnh viện triển khai phong trào 5S.
5S ngăn chặn sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, không làm mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn. Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị vật tư hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn, người bệnh được chăm sóc, điều trị an toàn hiệu quả hơn.
Thách thức khi bắt đầu áp dụng 5S đó là làm sao để toàn bộ nhân viên y tế các khoa phòng hiểu được ý nghĩa và lợi ích của thực hiện 5S, làm sao để tất cả các khoa, phòng thực hiện và thực hiện hiệu quả trong khi ý thức tự giác về việc gọn gàng, ngăn nắp vì áp lực chuyên môn cao, thời gian hạn chế, tài liệu, hồ sơ, trang thiết bị y tế, và vật tư tiêu hao quá nhiều. Và bệnh viện lấy những thách thức này đặt cho mục tiêu cần đạt từ đó xây dựng kế hoạch hết sức cụ thể và chi tiết, đưa ra từng bước thực hiện, từng tiêu chí để chấm điểm và đưa kết quả thực hiện 5S vào đánh giá thi đua.
Tủ thuốc được sắp xếp gọn gàng, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu
Kế hoạch thực hiện 5S được triển khai bắt đầu vào tháng 4/2017, lãnh đạo các khoa triển khai tập huấn cho tất cả nhân viên, từng bước thực hiện từ những vị trí đơn giản như xe tiêm, hộc giấy tờ, tủ thuốc...đến các vị trí phức tạp hơn dụng cụ cấp cứu, tủ vật tư, tủ/kho tài liệu, hồ sơ….Đa số các khoa hào hứng triển khai tuy nhiên cũng có một số khoa vẫn chưa có quyết tâm cao, cũng có giai đoạn phải chậm tiến độ để giải quyết một số tình hình của bệnh viện.
Hiệu quả đem lại của việc thực hiện 5S đem lại rất rõ: Sử dụng tài liệu hồ sơ, dụng cụ, vật tư trang thiết bị y tế…rất nhanh và chính xác, tránh nhầm lẫn (điều này cực kỳ quan trọng trong chăm sóc, điều trị người bệnh kịp thời và chính xác), bất kỳ nhân viên mới nào vào khoa cũng có thể năm bắt tình hình khoa một cách nhanh nhất, môi trường làm việc thông thoáng, gọn, sạch đẹp và chuyên nghiệp…
Phát biểu tại ngày hội 5S, Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho rằng, để duy trì việc thực hiện 5S tại bệnh viện, chúng tôi thiết kế bảng kiểm và sẽ duy trì đánh giá định kỳ hằng quý, và kết quả duy trì và cải tiến trong thực hiện 5S sẽ được đưa vào điểm thi đua cuối năm. 5S là phương pháp quản lý trực quan nhằm cải tiến chất lượng nơi làm việc và nâng cao chăm sóc phục vụ người bệnh an toàn và hiểu quả.
Sau buổi tập huấn, sáng 3/1/2019, đoàn kiểm tra của lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã tiến hành kiểm tra 16 khoa, phòng toàn bệnh viện. Ghi nhận cho thấy toàn bệnh viện đã thực hiện ngăn nắp và nề nếp.
Đoàn kiểm tra đã chấm điểm thi đua. Giải nhất thuộc về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. 2 giải nhì thuộc về khoa y học cổ truyền và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.