Hà Nội

“Bệnh viện nổi” ra Trường Sa

29-01-2014 12:22 | Thời sự
google news

SKĐS - Nói đến Trường Sa chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh biển đảo và những con tàu nối phần lãnh thổ linh thiêng của Tổ quốc với đất mẹ.

Nói đến Trường Sa chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh biển đảo và những con tàu nối phần lãnh thổ linh thiêng của Tổ quốc với đất mẹ. Và Trường Sa với những người lính đảo, những ngư dân khai thác tài nguyên trên lãnh hải của mình cũng cần phải được bảo vệ, trước hết là sức khỏe để vững tay súng, chắc tay lưới vì chủ quyền đất nước. Con tàu Bệnh viện (BV) Việt Nam mang tên Khánh Hòa 01 (HQ 561) đã ra đời vì mục đích đó.

“Bệnh viện nổi” có  tên  Khánh Hòa 01 ký hiệu tàu là HQ 561 là con tàu hiện đại không phải du nhập từ nước nào. Đó là niềm tự hào Việt Nam khi mà chính trí tuệ Việt, bàn tay Việt đã làm nên nó. Theo Chủ nhiệm Quân y Vùng 4 Hải quân - BS. Thượng tá Hồ Sĩ Hùng, khác với mọi BV khác là bệnh nhân phải tìm đến BV, còn “bệnh viện nổi” tìm  đến bệnh nhân.

Lần gần đây nhất, để “tìm” bệnh nhân, “bệnh viện nổi” phải lênh đênh trên sóng nước gần 2 tháng với hải trình hơn 2 ngàn hải lý qua tất cả các đảo đá, đảo chìm nhà dàn DK1 để thăm khám bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân. Đại biểu từ đất liền ra thăm Trường Sa thường vào tháng 4 - 5 dương lịch mà như thành ngữ có câu “tháng ba (âm lịch) bà già đi biển”, tức là khoảng thời gian biển lặng vậy mà còn có người nôn thốc tháo huống là trong thời gian mưa bão. Bệnh tật lại chả đợi ngày biển lặng mới phát sinh nên con tàu HQ 561 cứ đè sóng lớn mà đi trong những tháng bão tố gầm gào giữa biển khơi. Tàu chiến, tàu vận tải đi trong gió bão cấp 7 - 8 đã đành nhưng tàu bệnh viện trong gió bão vẫn phải làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, thậm chí phẫu thuật trong cái nghiêng ngả của sóng dồi mới hay thầy thuốc trên BV này can trường và tài hoa đến thế nào.

“Bệnh viện nổi” Khánh Hòa 01-HQ651 giống như một bệnh viện đa khoa có cả phòng khám răng phục vụ người dân trên đảo. Ảnh: Hồ Sỹ Hùng

“Bệnh viện nổi” Khánh Hòa 01-HQ651 giống như một bệnh viện đa khoa có cả phòng khám răng phục vụ người dân trên đảo. Ảnh: Hồ Sỹ Hùng

Xin nói ngay, “Bệnh viện nổi” HQ 561 là con tàu với trọng tải hơn 2.000 tấn, giống như một BV đa khoa gồm 3 buồng bệnh, 15 giường và đầy đủ các phòng chức năng: Chụp Xquang, phòng mổ, phòng nội soi, siêu âm, phòng khám bệnh răng-hàm-mặt, phòng hậu phẫu... Đặc biệt, trên tàu còn có phòng điều áp nhằm cấp cứu và điều trị cho những ngư dân gặp phải biến chứng nguy hiểm của “căn bệnh thợ lặn”. HQ 561 là con tàu bệnh viện đầu tiên và hiện đại nhất không chỉ  đối với Việt Nam mà còn đối với cả khu vực Đông Nam Á. Mỗi lần HQ 561 đến với người lính trên đảo, nhà dàn nơi biển xa, ngoài chuyện yên tâm với việc sức khỏe được chăm lo còn là niềm tự hào của những người lính về Việt Nam ta, Hải quân ta. Trên hết cả, con tàu BV Khánh Hòa 01 còn là biểu tượng của hòa bình với dấu thập đỏ như cháy lên giữa biển khơi.

Với người lính là thế, với ngư dân thì “bệnh viện nổi” còn là sự ngạc nhiên đến lạ lẫm. Đời ngư dân ít khi phải bước chân vào bệnh viện. Nhiều người chưa một lần giáp mặt với thầy thuốc nhưng tàu BV của Hải quân ta đã đem đến cho họ một khái niệm mới là “khám bệnh toàn diện”. Trên biển cả mênh mông, những tai họa bất thường như bị sức ép khi lặn sâu hoặc bị thương do va đập, hay ngộ độc lại hay xảy ra, phải tìm thầy thuốc đã đành nhưng “khám bệnh toàn diện” lại là chuyện “xưa nay hiếm” bởi chả đau ốm nhưng vẫn được kiểm tra kỹ lưỡng từ mắt mũi cho đến máu huyết, nội tạng bên trong và cấp thuốc. Nói như cách suy của lính đảo và ngư dân thì đây là đánh giặc từ xa, đánh phủ đầu vào căn cứ giặc khi bệnh tật có ý định tấn công! BV nổi không chỉ đánh giặc từ xa và cấp thuốc mà còn... cấp nước. Nước ngọt trên biển quả là hiếm và hình như tắm đối với ngư dân cũng là một loại thuốc. Trên hành trình đánh bắt giữa đại dương kéo dài cả tháng, nước ngọt là vàng, chỉ dùng để uống và nấu ăn cho nên vị mặn của sóng và gió biển cứ ướp vào người nhơm nhớp. Gặp được BV nổi là mừng vì ngoài bữa “tiệc tắm” khi lên tàu là chắc chắn còn có thêm cả mấy can nước như món quà của thầy thuốc hải quân đem về tàu cá.

Các thầy thuốc của “Bệnh viện nổi” ngoài trình độ chuyên môn còn là những nghệ sĩ xiếc, những vận động viên thể thao đích thực. Gặp ngày bão, sóng dội đến cả vài mét, anh em thầy thuốc - bác sĩ muốn vào đảo hay leo lên nhà dàn DK1 phải theo các bước từ tàu xuống xuồng rồi từ xuồng nhảy, leo lên đảo hay nhà dàn DK1. Mà đâu chỉ có người không, còn dụng cụ y tế nữa. Người và đồ cứ dềnh lên thụt xuống theo con sóng rồi lựa lúc sóng cao nhất mới tóm lấy tay người trên bờ hoặc bám vào thang nhà dàn rồi thoăn thoắt vút lên như chạy đua với cơn giận dữ của thủy thần. Lúc từ đảo, nhà dàn xuống xuồng về tàu mới kinh bởi từ chỗ động nhảy vào chỗ tĩnh còn có cơ chủ động chứ ở chỗ tĩnh nhảy vào chỗ động là chiếc xuồng đang nhảy múa lên xuống, không khéo, không tài, không khỏe thì ùm xuống biển hoặc thương tích là cái chắc.

Chuyện khám chữa bệnh trên tàu tiện hơn là lên đảo, nhà dàn DK1 nhưng trên tàu lại không chỉ có khám chữa bệnh. Ngoài 27 con người trong “biên chế” chính thức của HQ 561 gồm thuyền trưởng, chính trị viên, 2 thuyền phó, 1 bác sĩ phụ trách y tế còn có cả những thầy thuốc luân chuyển, tăng cường từ các BV trong đất liền, từ đội điều trị 486 Vùng 4 Hải quân phải tập luyện thường xuyên việc xử lý y tế trong bão tố. Thượng tá, BS Chủ nhiệm Quân y vùng 4 Hải quân Hồ Sĩ Hùng kể về những ca mổ thực nghiệm trên động vật trên tàu thật thú vị. Phẫu thuật thực nghiệm lúc biển lặng, lúc bão tố tàu điên đảo chao nghiêng. Chương trình mổ từ nối ruột đến khâu lá lách, phổi... đủ cả, để luyện tay dao, xử lý các tình huống cấp cứu trong mọi điều kiện phức tạp nhất. Sau những ca mổ này, chưa thấy chú chó nào tử vong, ít lâu sau đã thấy ăn ngủ, chạy nhảy bình thường, có chú còn tiếp tục bơi trên biển để bắt cá. Qua các ca mổ thực nghiệm đã xác định có thể phẫu thuật trên tàu BV trong cả những điều kiện khó khăn như bão cấp 7, cấp 8.

Mới đây thôi, “BV Khánh Hòa 01” lênh đênh trên sóng nước Trường Sa suốt 40 ngày từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 tới 33 điểm đảo và 14 nhà giàn không chỉ để khám, chữa bệnh cho tất cả các cán bộ, chiến sĩ và người dân đang sống và làm việc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 mà còn mang cả hơi thở đất liền, tính ưu việt của một nền y tế cách mạng tiếp sức cho những đứa con của đất mẹ đang gìn giữ chủ quyền quốc gia giữa biển trời Tổ quốc. Trên con tàu như mạch máu nối bờ và đảo ấy có cả các bác sĩ của Viện Y học Hải quân (Hải Phòng), BV 87 Hải quân (Khánh Hòa) và Đội điều trị Vùng 4 Hải quân đã khám chữa bệnh cho hơn 2.000 cán bộ chiến sĩ, ngư dân. Gặp tàu BV, hơn 100 ngư dân trên 5 tàu cá cũng được lên tàu khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí. Điều thú vị là bà con ngư dân tưởng chỉ mong thu được hải sản trong chuyến đánh bắt xa bờ dài ngày, nào ngờ sau những giờ phút nhọc nhằn mưu sinh giữa sóng gió đại dương lại có những thầy thuốc ở bên mình ngay tại Trường Sa thân yêu.

“Bệnh viện nổi” mới ra đời hơn một năm mà đã có nhiều chuyến đi ra Trường Sa. Có khi sóng yên biển lặng nhưng nhiều lúc là bão tố, sóng dồi. Thầy thuốc quân y hay là ai thì cũng là những con người cụ thể, làm sao có thể có khả năng đặc biệt trước những con sóng như trút xuống boong tàu; làm sao có thể ăn nghỉ và làm việc bình thường khi nhiều lúc bàn ghế trên tàu đều phải buộc chặt, bữa cơm đến miệng còn văng ra. Vậy mà họ vẫn âm thầm đi trong bão tố để đem tình yêu của bờ đến đảo, đến những nhà dàn DK1 mỏng manh giữa đại dương.

Việt Nam ta có tàu BV hiện đại nhất khu vực lại do chính bàn tay người Việt đóng quả là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt.        

Các thầy thuốc của “Bệnh viện nổi” khám chữa bệnh cho người dân ở Trường Sa. Ảnh: Hồ Sỹ Hùng

Các thầy thuốc của “Bệnh viện nổi” khám chữa bệnh cho người dân ở Trường Sa. Ảnh: Hồ Sỹ Hùng

“Bệnh viện nổi” ra Trường Sa

Nói đến Trường Sa chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh biển đảo và những con tàu nối phần lãnh thổ linh thiêng của Tổ quốc với đất mẹ. Và Trường Sa với những người lính đảo, những ngư dân khai thác tài nguyên trên lãnh hải của mình cũng cần phải được bảo vệ, trước hết là sức khỏe để vững tay súng, chắc tay lưới vì chủ quyền đất nước. Con tàu Bệnh viện (BV) Việt Nam mang tên Khánh Hòa 01 (HQ 561) đã ra đời vì mục đích đó.

“Bệnh viện nổi” có  tên  Khánh Hòa 01 ký hiệu tàu là HQ 561 là con tàu hiện đại không phải du nhập từ nước nào. Đó là niềm tự hào Việt Nam khi mà chính trí tuệ Việt, bàn tay Việt đã làm nên nó. Theo Chủ nhiệm Quân y Vùng 4 Hải quân - BS. Thượng tá Hồ Sĩ Hùng, khác với mọi BV khác là bệnh nhân phải tìm đến BV, còn “bệnh viện nổi” tìm  đến bệnh nhân.

Lần gần đây nhất, để “tìm” bệnh nhân, “bệnh viện nổi” phải lênh đênh trên sóng nước gần 2 tháng với hải trình hơn 2 ngàn hải lý qua tất cả các đảo đá, đảo chìm nhà dàn DK1 để thăm khám bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân. Đại biểu từ đất liền ra thăm Trường Sa thường vào tháng 4 - 5 dương lịch mà như thành ngữ có câu “tháng ba (âm lịch) bà già đi biển”, tức là khoảng thời gian biển lặng vậy mà còn có người nôn thốc tháo huống là trong thời gian mưa bão. Bệnh tật lại chả đợi ngày biển lặng mới phát sinh nên con tàu HQ 561 cứ đè sóng lớn mà đi trong những tháng bão tố gầm gào giữa biển khơi. Tàu chiến, tàu vận tải đi trong gió bão cấp 7 - 8 đã đành nhưng tàu bệnh viện trong gió bão vẫn phải làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, thậm chí phẫu thuật trong cái nghiêng ngả của sóng dồi mới hay thầy thuốc trên BV này can trường và tài hoa đến thế nào.

Xin nói ngay, “Bệnh viện nổi” HQ 561 là con tàu với trọng tải hơn 2.000 tấn, giống như một BV đa khoa gồm 3 buồng bệnh, 15 giường và đầy đủ các phòng chức năng: Chụp Xquang, phòng mổ, phòng nội soi, siêu âm, phòng khám bệnh răng-hàm-mặt, phòng hậu phẫu... Đặc biệt, trên tàu còn có phòng điều áp nhằm cấp cứu và điều trị cho những ngư dân gặp phải biến chứng nguy hiểm của “căn bệnh thợ lặn”. HQ 561 là con tàu bệnh viện đầu tiên và hiện đại nhất không chỉ  đối với Việt Nam mà còn đối với cả khu vực Đông Nam Á. Mỗi lần HQ 561 đến với người lính trên đảo, nhà dàn nơi biển xa, ngoài chuyện yên tâm với việc sức khỏe được chăm lo còn là niềm tự hào của những người lính về Việt Nam ta, Hải quân ta. Trên hết cả, con tàu BV Khánh Hòa 01 còn là biểu tượng của hòa bình với dấu thập đỏ như cháy lên giữa biển khơi.

Với người lính là thế, với ngư dân thì “bệnh viện nổi” còn là sự ngạc nhiên đến lạ lẫm. Đời ngư dân ít khi phải bước chân vào bệnh viện. Nhiều người chưa một lần giáp mặt với thầy thuốc nhưng tàu BV của Hải quân ta đã đem đến cho họ một khái niệm mới là “khám bệnh toàn diện”. Trên biển cả mênh mông, những tai họa bất thường như bị sức ép khi lặn sâu hoặc bị thương do va đập, hay ngộ độc lại hay xảy ra, phải tìm thầy thuốc đã đành nhưng “khám bệnh toàn diện” lại là chuyện “xưa nay hiếm” bởi chả đau ốm nhưng vẫn được kiểm tra kỹ lưỡng từ mắt mũi cho đến máu huyết, nội tạng bên trong và cấp thuốc. Nói như cách suy của lính đảo và ngư dân thì đây là đánh giặc từ xa, đánh phủ đầu vào căn cứ giặc khi bệnh tật có ý định tấn công! BV nổi không chỉ đánh giặc từ xa và cấp thuốc mà còn... cấp nước. Nước ngọt trên biển quả là hiếm và hình như tắm đối với ngư dân cũng là một loại thuốc. Trên hành trình đánh bắt giữa đại dương kéo dài cả tháng, nước ngọt là vàng, chỉ dùng để uống và nấu ăn cho nên vị mặn của sóng và gió biển cứ ướp vào người nhơm nhớp. Gặp được BV nổi là mừng vì ngoài bữa “tiệc tắm” khi lên tàu là chắc chắn còn có thêm cả mấy can nước như món quà của thầy thuốc hải quân đem về tàu cá.

Các thầy thuốc của “Bệnh viện nổi” ngoài trình độ chuyên môn còn là những nghệ sĩ xiếc, những vận động viên thể thao đích thực. Gặp ngày bão, sóng dội đến cả vài mét, anh em thầy thuốc - bác sĩ muốn vào đảo hay leo lên nhà dàn DK1 phải theo các bước từ tàu xuống xuồng rồi từ xuồng nhảy, leo lên đảo hay nhà dàn DK1. Mà đâu chỉ có người không, còn dụng cụ y tế nữa. Người và đồ cứ dềnh lên thụt xuống theo con sóng rồi lựa lúc sóng cao nhất mới tóm lấy tay người trên bờ hoặc bám vào thang nhà dàn rồi thoăn thoắt vút lên như chạy đua với cơn giận dữ của thủy thần. Lúc từ đảo, nhà dàn xuống xuồng về tàu mới kinh bởi từ chỗ động nhảy vào chỗ tĩnh còn có cơ chủ động chứ ở chỗ tĩnh nhảy vào chỗ động là chiếc xuồng đang nhảy múa lên xuống, không khéo, không tài, không khỏe thì ùm xuống biển hoặc thương tích là cái chắc.

Chuyện khám chữa bệnh trên tàu tiện hơn là lên đảo, nhà dàn DK1 nhưng trên tàu lại không chỉ có khám chữa bệnh. Ngoài 27 con người trong “biên chế” chính thức của HQ 561 gồm thuyền trưởng, chính trị viên, 2 thuyền phó, 1 bác sĩ phụ trách y tế còn có cả những thầy thuốc luân chuyển, tăng cường từ các BV trong đất liền, từ đội điều trị 486 Vùng 4 Hải quân phải tập luyện thường xuyên việc xử lý y tế trong bão tố. Thượng tá, BS Chủ nhiệm Quân y vùng 4 Hải quân Hồ Sĩ Hùng kể về những ca mổ thực nghiệm trên động vật trên tàu thật thú vị. Phẫu thuật thực nghiệm lúc biển lặng, lúc bão tố tàu điên đảo chao nghiêng. Chương trình mổ từ nối ruột đến khâu lá lách, phổi... đủ cả, để luyện tay dao, xử lý các tình huống cấp cứu trong mọi điều kiện phức tạp nhất. Sau những ca mổ này, chưa thấy chú chó nào tử vong, ít lâu sau đã thấy ăn ngủ, chạy nhảy bình thường, có chú còn tiếp tục bơi trên biển để bắt cá. Qua các ca mổ thực nghiệm đã xác định có thể phẫu thuật trên tàu BV trong cả những điều kiện khó khăn như bão cấp 7, cấp 8.

Mới đây thôi, “BV Khánh Hòa 01” lênh đênh trên sóng nước Trường Sa suốt 40 ngày từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 tới 33 điểm đảo và 14 nhà giàn không chỉ để khám, chữa bệnh cho tất cả các cán bộ, chiến sĩ và người dân đang sống và làm việc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 mà còn mang cả hơi thở đất liền, tính ưu việt của một nền y tế cách mạng tiếp sức cho những đứa con của đất mẹ đang gìn giữ chủ quyền quốc gia giữa biển trời Tổ quốc. Trên con tàu như mạch máu nối bờ và đảo ấy có cả các bác sĩ của Viện Y học Hải quân (Hải Phòng), BV 87 Hải quân (Khánh Hòa) và Đội điều trị Vùng 4 Hải quân đã khám chữa bệnh cho hơn 2.000 cán bộ chiến sĩ, ngư dân. Gặp tàu BV, hơn 100 ngư dân trên 5 tàu cá cũng được lên tàu khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí. Điều thú vị là bà con ngư dân tưởng chỉ mong thu được hải sản trong chuyến đánh bắt xa bờ dài ngày, nào ngờ sau những giờ phút nhọc nhằn mưu sinh giữa sóng gió đại dương lại có những thầy thuốc ở bên mình ngay tại Trường Sa thân yêu.

“Bệnh viện nổi” mới ra đời hơn một năm mà đã có nhiều chuyến đi ra Trường Sa. Có khi sóng yên biển lặng nhưng nhiều lúc là bão tố, sóng dồi. Thầy thuốc quân y hay là ai thì cũng là những con người cụ thể, làm sao có thể có khả năng đặc biệt trước những con sóng như trút xuống boong tàu; làm sao có thể ăn nghỉ và làm việc bình thường khi nhiều lúc bàn ghế trên tàu đều phải buộc chặt, bữa cơm đến miệng còn văng ra. Vậy mà họ vẫn âm thầm đi trong bão tố để đem tình yêu của bờ đến đảo, đến những nhà dàn DK1 mỏng manh giữa đại dương.

Việt Nam ta có tàu BV hiện đại nhất khu vực lại do chính bàn tay người Việt đóng quả là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt.        

Lưu thủy

 


Ý kiến của bạn