- 1. Bệnh viêm loét đại tràng và các triệu chứng
- 2. Mối liên kết giữa mang thai và viêm loét đại tràng
- 3. Viêm loét đại tràng ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?
- 4. Mang thai ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm loét đại tràng?
- 5. Phải làm gì nếu phụ nữ mang thai bị viêm loét đại tràng
- 6. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng thai kỳ
- 7. Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng an toàn cho phụ nữ mang thai
- 8. Phòng tránh viêm đại tràng khi mang thai
1. Bệnh viêm loét đại tràng và các triệu chứng
Viêm loét đại tràng là một loại bệnh lý viêm ở niêm mạc đại tràng chưa có nguyên nhân rõ ràng, thường khởi đầu ở trực tràng, có thể chỉ cục bộ ở trực tràng hoặc lan rộng đến đại tràng xích ma (sigma), đại tràng xuống, đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.
Các triệu chứng thường gặp là đi ngoài phân có máu, nhầy, mót rặn, đau ở trực tràng, không giữ được phân, có thể sốt và giảm cân khi bị bệnh lâu ngày, ngoài ra có thể gặp các triệu chứng ở bên ngoài hệ tiêu hóa như da, cột sống và đặc biệt là khớp. Bệnh gặp nhiều hơn ở phụ nữ, thường tiến triển mạn tính, nhưng có thể có những giai đoạn kịch phát với các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Phụ nữ mang thai đã có hoặc mới mắc bệnh viêm loét đại tràng cần liên hệ thường xuyên với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để có thể tìm ra cách tốt nhất và an toàn nhất kiểm soát các triệu chứng và cơn bùng phát bệnh.
2. Mối liên kết giữa mang thai và viêm loét đại tràng
Có đến 45% phụ nữ mắc bệnh viêm loét đại tràng thụ thai trong khi bệnh đang diễn ra, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi mang thai, 24% phụ nữ thấy bệnh vẫn diễn ra nhưng ổn định. Do đó, có nghĩa là khoảng hơn hai trong số ba phụ nữ mang thai khi bệnh đang diễn ra sẽ tiếp tục gặp các triệu chứng của bệnh bệnh viêm loét đại tràng trong suốt thai kỳ
Đối với các phụ nữ đã từng mắc bệnh và được điều trị, thời điểm tốt nhất để mang thai là khi bệnh viêm loét đại tràng đã thuyên giảm ít nhất 3 - 6 tháng và không dùng chất steroid hoặc một loại thuốc điều trị nào khác.
Có thống kê trong các phụ nữ đang thuyên giảm các triệu chứng bệnh mà mang thai cho thấy 80% phụ nữ lại tiếp tục có các triệu chứng tăng dần. Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên kiểm soát bệnh trước khi cố gắng mang thai. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể.
3. Viêm loét đại tràng ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?
Trong quá trình mang thai, bệnh viêm loét đại tràng có thể ảnh hưởng nhiều đến thể trạng của người mẹ, thường gặp là các vấn đề về dinh dưỡng, thiếu máu. Mang thai cộng với viêm loét đại tràng cũng có thể làm trầm trọng hơn một số bệnh nội khoa, mạn tính ở người phụ nữ như bệnh về gan, tim mạch.
Viêm loét đại tràng cũng có thể làm cho các tai biến khi mang thai dễ xảy ra hơn như sảy thai, sinh non, các vấn đề khi chuyển dạ và sinh nở.
Những phụ nữ đã trải qua điều trị phẫu thuật viêm loét đại tràng, khi mang thai cũng có xu hướng giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn có cơ hội mang thai như những phụ nữ khác nếu kiểm soát được bệnh và dù chưa từng điều trị phẫu thuật.
4. Mang thai ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm loét đại tràng?
Khi mang thai, quá trình chuyển hóa, nhu cầu về dinh dưỡng, trao đổi chất trong cơ thể người mẹ tăng lên nhiều, do đó có thể gây một đợt bùng phát trên người bệnh viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, nhiều trường hợp lo ngại, ảnh hưởng đến thai nhi nên ngừng dùng thuốc điều trị viêm loét đại tràng khi mang thai làm tăng nguy cơ bùng phát và làm bệnh trầm trọng hơn, đây là nguy cơ đáng kể nhất được biết đến đối với thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh viêm loét đại tràng cho trẻ, tỷ lệ khoảng 1,6% nếu một mình người mẹ mắc, nhưng lại tăng lên hơn 30% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh viêm loét đại tràng.
5. Phải làm gì nếu phụ nữ mang thai bị viêm loét đại tràng
Bất kỳ phụ nữ nào bị viêm loét đại tràng muốn có thai hoặc phát hiện ra mình có thai nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ từng bước để giảm thiểu rủi ro.
Một phụ nữ mang thai bị viêm loét đại tràng được coi là có nguy cơ cao. Vì vậy, thai phụ nên được theo dõi bệnh thường xuyên để tránh các biến chứng có thể phát sinh.
6. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng thai kỳ
Có nhiều biện pháp chẩn đoán mà bác sĩ sử dụng để theo dõi và chẩn đoán viêm loét đại tràng an toàn trong thai kỳ. Các biện pháp bao gồm: nội soi đại tràng, sinh thiết, siêu âm, chụp X quang cản quang đại tràng, xét nghiệm máu, chức năng gan, số lượng bạch cầu…
7. Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng an toàn cho phụ nữ mang thai
7.1 Điều trị y tế
Không nhất thiết phải dừng tất cả các phương pháp điều trị nếu phát hiện ra có thai. Trong nhiều trường hợp, thuốc hoàn toàn an toàn cho cả người mẹ và con. Việc ngừng điều trị có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là xin ý kiến bác sĩ về việc điều trị. Nếu bị bùng phát khi đang mang thai hoặc bùng phát khi phát hiện ra mình có thai, bác sĩ phải đánh giá lại kế hoạch điều trị.
Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại tràng, tuy nhiên loại thuốc chủ yếu trong điều trị viêm loét đại tràng là axit 5-aminosalicilic (5-ASA) được khuyến nghị sử dụng cả khi mang thai và cho con bú.
Corticosteroid cũng có thể được cân nhắc sử dụng trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú, tuy nhiên, không nên dùng corticosteroid kéo dài, và không nên dùng vào thời kỳ đầu của thai kỳ.
Các thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể sử dụng và được coi được coi là có nguy cơ thấp trong thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ sẽ uống vitamin trước khi sinh như một phần của quá trình chăm sóc thai kỳ. Những chất bổ sung này cung cấp các thành phần cần thiết cho cơ thể người mẹ và thai nhi, chẳng hạn như bổ sung axit folic đặc biệt quan trọng đối với các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng làm giảm nồng độ axit folic trong cơ thể.
Tóm lại việc điều trị cần phải tuân thủ theo chỉ định cụ thể của bác sĩ, phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm loét đại tràng cần được thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
7.2 Phẫu thuật
Các cuộc phẫu thuật viêm loét đại tràng trước đây dường như không có tác động tiêu cực đến việc mang thai, mặc dù một số thủ thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
7.3 Ăn kiêng
Ở những người bị viêm loét đại tràng, ruột già khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, điều quan trọng là phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai. Do đó, người bệnh cần tham vấn bác sĩ, và chuyên gia dinh dưỡng. Một chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch ăn uống hiệu quả cho tình trạng bệnh trong khi mang thai. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giới thiệu những thực phẩm mà thai phụ nên ăn hoặc tránh để cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ và cả thai nhi, điều này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho sức khỏe của thai phụ và em bé.
8. Phòng tránh viêm đại tràng khi mang thai
8.1 Ăn uống khoa học để phòng tránh viêm loét đại tràng
Thai phụ khi bị viêm loét đại tràng nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Nên ăn chín, uống sôi. Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng và táo. Chọn các loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như quả việt quất, anh đào, cà chua, bí và ớt chuông.
Trao đổi sữa giàu chất béo như sữa nguyên chất, để có các lựa chọn không béo hoặc ít chất béo, bổ sung can-xi. Nên ăn sữa chua, đậu phụ, đậu nành, đậu mắt đen hoặc cá đóng hộp có xương (chẳng hạn như cá mòi hoặc cá hồi).
Ăn ít muối, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều đường và cay.
Tránh xa các loại hạt, bỏng ngô và ngô vì chúng có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn.
Đảm bảo rằng uống nhiều nước, vì tiêu chảy có thể gây mất nước.
Nên chia các bữa ăn nhỏ: 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay bằng ba bữa ăn lớn.
Các bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai giảm thiểu lượng caffeine và rượu và bỏ mọi thói quen nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như hút thuốc lá...
8.2 Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Khi mang thai phụ nữ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Tránh thức khuya và giảm tình trạng stress.
Tăng cường hoạt động thể thao, tập các động tác thể dục, yoga nhẹ nhàng dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp thúc đẩy tiêu hoá hoạt động ổn định hơn.
Xoa bóp bấm huyệt có thể giúp bà bầu giảm các triệu chứng khó chịu.
8.3 Khám thai định kỳ
Quá trình của viêm loét đại tràng khác nhau giữa các mỗi người. Như vậy, không có gì đảm bảo thai kỳ không bị biến chứng. Tuy nhiên, đây là trường hợp của tất cả các trường hợp mang thai. Phụ nữ mang thai bị viêm loét đại tràng cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để tránh hoặc kiểm soát bất kỳ biến chứng nào.
Khi thấy những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc viêm đại tràng, chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Xem thêm video được quan tâm:
Hà Nội- Điều trị F0 4 tại chỗ, đáp ứng kch bản 100.000 ca bệnh