Hà Nội

Bệnh viêm đường tiết niệu và cơ chế “thông, xả”

09-03-2014 14:00 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm đường tiết niệu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Viêm đường tiết niệu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh để diệt khuẩn, tuy nhiên với cơ chế “thông, xả” sẽ giúp đào thải vi khuẩn đã được tiêu diệt và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Bằng cách uống nhiều nước, người bệnh sẽ thường xuyên muốn đi tiểu, và kết hợp thảo dược để làm "thông" đường tiểu, vi khuẩn sẽ bị "xả" ra ngoài theo đường tiểu mà không cần phải sử dụng đến kháng sinh.

Bệnh viêm đường tiết niệu có hai nguyên nhân chính gây nên:

- Viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn: E.Coli, Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Nước tiểu đục, hôi, khai nồng và các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ngày càng tăng nặng, ở phụ nữ thường kèm theo gia tăng khí hư vùng âm đạo.

- Viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong): Hay gặp ở những người hay bị mụn nhọt, mẩn ngứa… Với dạng này, nước tiểu vàng, có mùi hôi, các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt không tăng nặng.

Các triệu chứng cơ bản, dễ nhận biết nhất, người bệnh sẽ có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, có mùi tanh nồng. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng sẽ tiểu ra mủ, tiểu ra máu. Ngoài ra có thể bị sốt cao âm ỉ tạo thành cơn, kéo dài từ 5 ngày trở lên, đau phần bụng dưới hoặc thắt lưng…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tránh lạm dụng kháng sinh

Với viêm đường tiết niệu, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Đây là cách diệt khuẩn trực tiếp và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, đi liền với nó là tình trạng mệt mỏi, tăng men gan cho người bệnh.

Mặt khác, đối với bệnh viêm đường tiết niệu, kháng sinh chỉ giải quyết được nguyên nhân viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, còn trường hợp viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt không những không hiệu quả mà còn làm bệnh nặng hơn vì kháng sinh bản chất là để diệt khuẩn, còn trường hợp do thấp nhiệt thì không phải do vi khuẩn mà do cơ địa bị nóng trong.

Khi dùng kháng sinh, người bệnh có nguy cơ bị tái phát cao hơn do người bệnh thường có thói quen dùng kháng sinh không đủ liều (uống đỡ là không dùng nữa). Do đó, vi khuẩn không được tiêu diệt hết, sẽ kháng thuốc và tồn tại trong cơ thể, khi có điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và lúc này người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh liều nặng hơn.

Điều trị cách nào?

Khác với kháng sinh, ngoài cách tiêu diệt bằng kháng sinh tự nhiên, cơ chế “thông, xả” giúp đào thải vi khuẩn đã được tiêu diệt và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Bằng cách uống nhiều nước, người bệnh sẽ thường xuyên muốn đi tiểu, và kết hợp thảo dược để làm "thông" đường tiểu, vi khuẩn sẽ bị "xả" ra ngoài theo đường tiểu mà không cần phải sử dụng đến kháng sinh.

Có 2 thảo dược được chú trọng đó là kim ngân hoa, từ lâu vốn đã được coi là kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Thứ hai là, kim tiền thảo có tác dụng giãn mạch nên giúp thông niệu, làm giảm triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, kim tiền thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh nên giải quyết hiệu quả được viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt gây ra.

Việc uống nhiều nước kết hợp với hai dược liệu này sẽ giúp lợi niệu, tiểu mạnh nhiều lần giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng viêm ở bàng quang, "xả sạch" vi khuẩn ra khỏi đường niệu một cách dễ dàng, an toàn, dựa trên cơ chế vật lý “thông, xả”, đào thải hết vi khuẩn khỏi đường niệu, ngừa tái phát hiệu quả.

Minh Tuyết


Ý kiến của bạn