1. Nguyên nhân viêm da tiết bã
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã chưa được xác định chính xác nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có tính quyết định hoặc góp phần gây nên bệnh này.
Theo các nhà khoa học, viêm da tiết bã thường xảy ra nếu như quá trình cần thiết để tái tạo da dầu vì một lý do nào đó mà bị rút ngắn đi gây ra các tế bào ở lớp sừng bị bong tróc nhanh hơn bình thường và quá trình này xảy ra khiến các tế bào kết dính lại với nhau tạo thành các vảy.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng viêm da dầu có mối liên quan mật thiết đến lượng bã nhờn. Vấn đề này thể hiện rõ ở người bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên, người trưởng thành. Các nhà khoa học cũng ghi nhận việc hoạt động mạnh của tuyến bã cùng với những ảnh hưởng của hormon trong sự phát triển của bệnh viêm da tiết bã. Các ghi nhận cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh viêm da tiết bã nhiều hơn so với nữ giới. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của hormon androgen đến hoạt động tiết bã của các nang lông.
Theo nghiên cứu, có khoảng 11% dân số bị viêm da tiết bã và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi và ở người lớn tuổi từ 30 đến 60.
Ngoài ra, còn có các yếu tố nguyên nhân khác thúc đẩy tình trạng viêm da tiết bã trong đó:
- Yếu tố do nấm Malassezia: Các nhà khoa học đã ghi nhận thấy loại nấm da này xuất hiện trong quá trình da tiết bã nhờn. Nhiều người bệnh viêm da tiết bã khi khám có ghi nhận việc phát triển mạnh mẽ của loại nấm Malassezia. Khi loại nấm Malassezia được kết hợp với những vi khuẩn có hại trong môi trường sống sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm da dầu.
- Yếu tố da mất nước: Nếu da mất nước nhất là độ ẩm không khí giảm xuống thấp trong những thời điểm giao mùa sẽ gây tình trạng da tiết bã nhờn.
- Yếu tố thần kinh: Đối với người hay bị stress, người bị mất cân bằng tâm sinh lý, người mắc bệnh Parkinson thường có nguy cơ mắc bệnh da tiết bã nhờn cao hơn bình thường.
- Yếu tố sinh hoạt: Các nhà khoa học Môi trường sinh hoạt thiếu vệ sinh hay những người khi vệ sinh cá nhân không được chú trọng sẽ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da tiết bã.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu ghi nhận thấy da tiết bã nhờn có thể di truyền từ mẹ sang con, đặc biệt khi người mẹ bị suy giảm nội tiết tố.
Ngoài ra, các yếu tố khác trong đó có dinh dưỡng thiếu cân bằng, người lạm dụng bia rượu, người bị thừa cân – béo phì, người mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch (HIV)… có nguy cơ mắc da tiết bã nhờn.
2. Dấu hiệu viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã thường có diễn biến từ từ với một số triệu chứng nhận biết như sau:
- Có biểu hiện tổn thương da: Thông thường khi mắc viêm da tiết bã thì vùng da mắc bệnh thường có màu đỏ cam, bên trên có một lớp vảy màu trắng, có thể là vảy khô hoặc lẫn bã nhờn, có thể nhìn rõ bờ của các sẩn vảy.
Các tổn thương da thường xuất hiện ở khu vực da lưng, da ngực có thể có hình dạng đồng xu, nhìn đa cung, hình nhẫn,…nên dễ nhầm lẫn với bệnh nấm da. Cũng có thể gặp tổn thương ở kẽ tai và thường có vết nứt, vệt dát màu đỏ, ở ống tai…các tổn thương này thường xuất hiện màu đỏ dễ nhầm lẫn với bệnh nấm ống tai.
- Người bệnh có cảm giác ngứa: Đa phần người bệnh viêm da tiết bã đến khám đều cho rằng không có cảm giác ngứa. Nhưng ở một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm thì sẽ bị ngứa ngáy, thông thường ngứa không nhiều nhưng khi thời tiết nóng khiến cơ thể bị tăng tiết mồ hôi cảm giác ngứa có thể tăng lên.
Ngoài ra, các tổn thương cũng thường thấy trên vùng da khác như: Tổn thương ở da đầu, mí mắt, lông mày thì thường lộ rõ các vảy da dính có màu màu bạc trắng. Nếu trên hai má thì tổn thương hình cánh bướm và một số vùng da nách, da bẹn, da ở kẽ mông, vùng da gấp dưới vú, kẽ mũi, rìa trán, giữa hai lông mày… dễ bị mắc bệnh .
3. Viêm da tiết bã có chữa được không?
Nhiều người bệnh viêm da tiết bã băn khoăn không biết bệnh có tự hết không, chữa như thế nào?
Thực tế cho thấy đây là bệnh không có tính lây nhiễm nhưng dai dẳng, dễ tái phát. Nên điều trị bệnh viêm da tiết bã thường được cho là khá khó khăn và không thể tự khỏi. Bệnh nặng nay nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, sức đề kháng và cơ địa của người bệnh và cách chăm sóc theo dõi bệnh của từng cá nhân.
Viêm da tiết bã là một bệnh tự miễn nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nhưng nếu được điều trị đúng cách và người bện tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt theo chỉ định của các bác sĩ thì bệnh vẫn có thể được đẩy lùi, giải quyết được cơ bản các triệu chứng, phục hồi tình trạng da, ngăn chặn tái phát trong thời gian dài.
Tùy từng các nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi, dầu gội đặc trị, kem dưỡng ẩm. Vì vậy, khi có các biểu hiện của bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nhờ đó sẽ được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị.
Tóm lại: Viêm da tiết bã có thể tái phát thành nhiều đợt, thường kéo dài trong vài tuần hoặc một vài tháng. Bệnh có xu hướng bùng phát và trầm trọng hơn khi thời tiết hanh khô, đặc biệt là trong mùa thu và mùa đông. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sự tự tin và chất lượng sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi mắc người bệnh cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để có thể được đẩy lùi và ngăn chặn hạn chế tái phát bệnh.
Mời độc giả xem thêm video:
Người Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Kiêng Thế Nào? | SKĐS
.