Hà Nội

Bệnh vảy nến thường gặp và cách giảm khó chịu

02-10-2024 07:19 | Y học 360
google news

SKĐS - Vảy nến là bệnh mạn tính, gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Có thuốc chữa được dứt điểm bệnh vẩy nến?Có thuốc chữa được dứt điểm bệnh vẩy nến?

SKĐS - Bệnh vẩy nến có thể gây các biến chứng khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng… Liệu thuốc có chữa được dứt điểm, cách điều trị và dự phòng như thế nào?

Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính không lây, có thể gặp mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng thường xuất hiện ở người 20-30 tuổi và 50-60 tuổi. Hầu hết, người bệnh vảy nến chỉ bị ảnh hưởng bởi các mảng nhỏ trên da nhưng một số trường hợp, các mảng vảy nến có thể ngứa hoặc đau và gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Vảy nến là bệnh mạn tính, gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu, có thể gặp mọi lứa tuổi.

Vảy nến là bệnh mạn tính, gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến

Các đợt bùng phát có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một khoảng thời gian trước khi tái phát.

Dấu hiệu

  • Xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và óng ánh bạc
  • Có nhiều đốm vảy nhỏ
  • Da khô, nứt nẻ, có khi chảy máu hoặc ngứa ngáy
  • Cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Móng tay dày, có vết lõm hoặc đường rãnh
  • Các khớp bị sưng và cứng

Triệu chứng

  • Các mảng da bị vảy nến có thể chỉ là một vài điểm nhỏ có vảy trông như gàu hoặc là cả vùng da lớn
  • Các khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất gồm vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay
  • Sưng và cứng khớp
  • Ngứa, đỏ da và lở loét da
  • Vết vảy nến gây khô da, nứt nẻ, ngứa, rát, có thể chảy máu hoặc đau nhức

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Bệnh vảy nến thông thường

Vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy trắng ở mặt sau cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu. Bệnh gây các mảng da khô, ngứa, nổi lên (mảng bám) phủ đầy vảy. Các mảng khác nhau về màu sắc, tùy thuộc vào màu da.

Bệnh vảy nến thể giọt

tổn thương các đốm nhỏ hình giọt nước có vảy trên thân, cánh tay hoặc chân. Dạng vảy nến này khiến làn da người bệnh trông như bị cháy nắng. Các vùng vảy da thường bong tróc theo một mảng lớn. Ở những bệnh nhân mắc dạng vảy nến thể đỏ da toàn thân thì việc bị sốt và ốm nặng là rất dễ xảy ra. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở thanh niên và trẻ em.

Bệnh vảy nến mụn mủ

Biểu hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, không nhiễm trùng, chứa đầy mủ, gây ra các vết phồng rộp có mủ rõ ràng. Vảy nến có thể lan rộng hoặc trên các khu vực nhỏ của lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Bệnh vảy nến đảo ngược

Dạng vảy nến này gây ra những vùng da viêm nhiễm có màu đỏ sáng óng ánh. Những vùng da này phát triển tại các vùng như nách, ngực, háng, vú hoặc tại xung quanh các nếp da gấp của bộ phận sinh dục. 

Người bị bệnh xuất hiện các mảng da bị viêm mịn trở nên tồi tệ hơn khi ma sát và đổ mồ hôi.

Bệnh vảy nến móng tay

Móng tay và móng chân bị rỗ, móng phát triển bất thường và đổi màu. Móng bị vảy nến có thể lỏng ra và tách khỏi nền móng (nấm móng), nếu nặng hơn có thể khiến móng vỡ vụn.

Bệnh vảy nến tiết bã

Thường biểu hiện dưới dạng các mảng đỏ có vảy nhờn ở những vùng sản xuất nhiều bã nhờn như da đầu, trán, nếp gấp da cạnh mũi, da quanh miệng, da trên ngực phía trên xương ức và nếp gấp da.

Vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy trắng ở mặt sau cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu.

Vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy trắng ở mặt sau cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu.

Lời khuyên của thầy thuốc

Không có phương pháp nào giúp chữa bệnh vảy nến hoàn toàn, tuy nhiên các biện pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và nên sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

Bạn nên thực hiện:

  • Giữ vệ sinh da
  • Tránh tổn thương da và khô da
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng
  • Nên dùng kem thoa chuyên dùng, kem dưỡng da, xà phòng và dầu chứa nhựa than đá
  • Kiểm tra sang thương da mỗi ngày để phát hiện tình trạng nhiễm trùng
  • Không hút thuốc và uống rượu bia
  • Tái khám đúng hẹn
  • Không tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ
  • Không tự ý ngưng hay thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ

Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có bất cứ tổn thương nào trên da như xuất hiện lớp da dày, lớp da dày chuyển đỏ không mất đi và các đặc điểm đi kèm như:

  • Vùng da dày lan rộng khắp cơ thể
  • Các vết thương này gây khó chịu và đau đớn
  • Các lớp da này không mất đi, cũng không cải thiện với điều trị

Xem thêm video được quan tâm:

5 loại thực phẩm tuyệt đối tránh khi bị loãng xương | SKĐS


Bs. Vũ Khanh
Ý kiến của bạn