Hà Nội

Bệnh vảy nến, điều trị thế nào?

14-06-2013 07:14 | Tin nóng y tế
google news

Tôi bị bệnh vảy nến đã lâu, điều trị nhiều nơi và dùng nhiều loại thuốc rồi mà bệnh vẫn không khỏi. Xin quý báo cho biết có loại thuốc nào điều trị bệnh này được không? Tôi xin cảm ơn.

Tôi bị bệnh vảy nến đã lâu, điều trị nhiều nơi và dùng nhiều loại thuốc rồi mà bệnh vẫn không khỏi. Xin quý báo cho biết có loại thuốc nào điều trị bệnh này được không? Tôi xin cảm ơn.

Lê Việt Hùng (Ninh Bình)

Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao ở 2 đỉnh tuổi là xung quanh 20 và 50 tuổi. Bệnh tiến triển từng đợt xen kẽ giai đoạn ổn định. Bệnh vảy nến đến nay chưa có thuốc điều trị khỏi. Dù vậy, bằng những hiểu biết về sinh bệnh học và các thuốc hiện có, vấn đề làm sạch tổn thương vảy nến không còn là khó khăn mà là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu mới là vấn đề rất quan tâm hiện nay. Do vậy, hiện nay điều trị vảy nến được đưa ra một chiến lược cụ thể cho từng bệnh nhân với 2 giai đoạn tấn công và duy trì với 3 phạm trù điều trị: liệu pháp tại chỗ; quang trị liệu (phototherapy) và điều trị toàn thân, các liệu pháp có thể sử dụng kết hợp hoặc luân chuyển và kế tiếp.

Các loại thuốc điều trị tại chỗ:

Topical Tar là thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch, mỡ và kem. Thuốc tương đối rẻ và có thể đã được kết hợp với những steroid tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc có thể là nguyên nhân kích thích, có mùi khó chịu và làm bẩn quần áo.

Calcipotriol là vitamin D3 được bào chế dưới dạng mỡ, crem và dung dịch cho da đầu. Thuốc giới hạn tới thể mảng và diện tích da, tác dụng phụ thường gặp kích thích và đỏ da nhất thời tại chỗ.

Topical steroids: là loại steroid tại chỗ cho tổn thương giảm nhanh nhưng chỉ giảm tạm thời. Thuốc có tác dụng tốt nhất cho giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên chỉ được điều trị vảy nến thể mảng với số lượng ít, nhỏ, mạn tính bằng tiêm tại chỗ. Thuốc trở nên kém hiệu quả khi dùng liên tục. Tác dụng phụ bao gồm: teo da, giãn da khi dùng thời gian dài.

Anthralin được dùng nhiều cho những mảng mạn cố thủ trên da đầu. Những tác dụng phụ gồm kích thích và bẩn quần áo.

Tazarotene dùng tại chỗ thuốc giới hạn cho thể mảng. Tác dụng phụ là kích thích nhiều.

Điều trị toàn thân:

Đây là liệu pháp phức tạp, do đó phải được quản lý của bác sĩ da liễu và chỉ điều trị trên bệnh nhân có tổn thương trên 20% bề mặt cơ thể. Các thuốc có thể kể đến là: methotrexate, folic acid, cyclosporine, acitretin...

 Sinh học (biologicals): Sự hiểu biết về chức năng sinh lý của tế bào T và những tương tác tế bào đã cho phép ứng dụng kiến thức khoa học của những protein đặc biệt trong điều trị.

Những dạng mới này của liệu pháp điều hòa miễn dịch tương tác với những đích phân tử đặc biệt trong quá trình tế bào T điều hòa viêm và cho hiệu quả chống viêm.

PGS.TS. Đặng Văn Em


Ý kiến của bạn