Hà Nội

Bệnh tuyến giáp: Giải pháp dinh dưỡng nào hiệu quả?

11-06-2021 12:35 | Thị trường
google news

SKĐS - Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp, nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

Với hình dạng như cánh bướm, tuyến giáp nằm ở bên dưới yết hầu phía trước cổ. Đây là một tuyến nội tiết tạo ra hormone có liên quan đến quá trình điều chỉnh trao đổi chất của cơ thể. Các bệnh lý tuyến giáp xuất hiện khi hoạt động sản xuất hormon bị mất cân bằng như suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp …

Thực tế, rất nhiều người lạ lẫm với cái tên “bệnh tuyến giáp” mà không hề biết rằng đây là chứng rối loạn phổ biến có thể tiềm ẩn từ trong chính chế độ dinh dưỡng của mình.
Số người mắc bệnh tuyến giáp chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, thế nhưng rất ít người phát hiện sớm vì các triệu chứng mơ hồ. Điều này khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

Những con số đáng kinh ngạc về bệnh lý tuyến giáp

Thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 10 lần nam giới. Điều đáng lo ngại là đến 50% người mắc bệnh không được chẩn đoán do triệu chứng bệnh không đặc trưng dẫn đến khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư tuyến giáp đang có xu hướng tăng lên. Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới.

Các nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi.

Nguyên nhân gây ra các rối loạn tuyến giáp có thể bao gồm các bệnh tự miễn, viêm do virus hoặc vi khuẩn, khối u ung thư, rối loạn di truyền, phương pháp điều trị y tế, dinh dưỡng… Trong đó, chế độ dinh dưỡng thiếu I-ốt không những là yếu tố nguy cơ phổ biến mà còn là thử thách khó khăn trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp.

Vai trò của I-ốt đối với sức khỏe tuyến giáp

I-ốt là một khoáng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo tuyến giáp hoạt động tốt bằng cách giúp chuyển đổi hormone kích thích tuyến giáp. Khoảng 70 đến 80% I-ốt được tìm thấy trong tuyến giáp ở cổ. Phần còn lại nằm trong máu, cơ bắp, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ thể.

Lượng I-ốt được khuyến nghị cho cả nam và nữ từ 14 tuổi là 150 microgam (mcg). Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên cung cấp 220 mcg I-ốt và tăng lên 290 mcg khi cho con bú. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết vai trò của I-ốt nên thành phần dinh dưỡng này rất dễ bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Lượng I-ốt được khuyến nghị cho cả nam và nữ từ 14 tuổi là 150 microgam (mcg)

Ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới có nguy cơ thiếu I-ốt, và khoảng 300 triệu người trên thế giới bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Tình trạng mất cân bằng I-ốt có thể khiến tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc kém hoạt động (suy giáp). Người mắc bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Mặc dù chế độ dinh dưỡng thiếu I-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp, nhưng bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định chế độ ăn kiêng I-ốt trong một số trường hợp nhằm đáp ứng quá trình điều trị. Vậy người bệnh nên ăn gì và kiêng gì khi mắc bệnh tuyến giáp?

Người bệnh cường giáp sẽ cần ăn ít I-ốt trước khi xạ trị để loại bỏ các tế bào tuyến giáp bị tổn thương hoặc dư thừa. Đối với người đang điều trị bằng I-ốt phóng xạ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, thực đơn càng phải áp dụng chế độ ăn kiêng I-ốt nghiêm ngặt.

Trong khi đó, trường hợp người bệnh suy giáp thì lại cần thực hiện chế độ dinh dưỡng bổ sung I-ốt để tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Đây cũng là chế độ dinh dưỡng được chỉ định cho bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp và sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng bổ sung I-ốt theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyến giáp cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh ngọt, bánh quy... Thay vào đó, người bệnh có thể thêm vào các thực phẩm như trứng, thịt, cá, rau củ quả, sữa… Đặc biệt, sữa Leanpro Thyro là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt được nhiều người bệnh tin dùng.

Sữa Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp

Với hàm lượng I-ốt áp ứng khuyến nghị của RNI Việt Nam và Selen, Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp cải thiện chức năng hormone tuyến giáp. Sản phẩm có hàm lượng Canxi cao giúp giảm nguy cơ hạ Canxi máu và phòng ngừa loãng xương. Ngoài ra, Leanpro Thyro còn chứa Nano Curcumin giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo.

Chỉ với 2 - 3 ly sữa Leanpro Thyro mỗi ngày, người bệnh đã có thể đáp ứng chế độ dinh dưỡng khi điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất. Đừng lơ là với bệnh lý tuyến giáp, nhất là đối với phụ nữ vì đây là một trong những rủi ro thầm lặng có thể dẫn đến căn bệnh ung thư. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống ngay từ bây giờ để có một tuyến giáp khỏe mạnh hơn!

Thông tin chi tiết xem tại:

Website: http://nutricare.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Leanmax.LeanProBeno

Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.6011


Ý kiến của bạn