Hà Nội

Bệnh tự miễn - Căn bệnh nghe lạ mà quen, cần được kiểm soát sớm

28-09-2022 08:00 | Y học 360
google news

Vảy nến, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 1, bệnh tuyến giáp… là những tên bệnh quen thuộc nhưng chưa chắc bạn đã biết đó là các bệnh tự miễn do rối loạn hệ miễn dịch. Vậy bệnh tự miễn là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bệnh tự miễn là gì?

Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể giúp chống lại tác nhân có hại (vi khuẩn, virus, protein lạ, tế bào ung thư). Nhưng khi bị rối loạn, các tế bào miễn dịch lại tấn công vào chính các mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể gây ra bệnh tự miễn. Có đến 80 bệnh tự miễn khác nhau tùy theo mức độ tấn công và vị trí tấn công của hệ miễn dịch, phổ biến nhất là các bệnh sau đây:

Bệnh viêm khớp dạng thấp: Xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các khớp gây sưng, nóng, đau nhức và cứng khớp. Bệnh thường gặp ở đối tượng 30 đến 50 tuổi, phổ biến hơn ở nữ giới.

Bệnh vẩy nến: Bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào biểu bì da gây viêm ngứa, bong tróc, dày sừng, nổi vảy. Có đến 30% người bệnh vảy nến mắc kèm viêm khớp, tình trạng này được gọi là viêm khớp vảy nến.

photo-1664259329311

Vảy nến không chỉ là bệnh ngoài da mà là một bệnh tự miễn do rối loạn hệ miễn dịch

Bệnh xơ cứng bì: Do hệ miễn dịch tấn công vào các mô liên kết dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng, mạch máu. Điều này làm tăng sinh quá mức collagen dẫn đến tình trạng căng cứng, đau nhức, xơ hóa tại vị trí bị tổn thương.

Lupus ban đỏ: Bệnh có thể chỉ ảnh hưởng trên da (lupus ban đỏ dạng đĩa) hoặc ảnh hưởng trên khắp cơ thể (lupus ban đỏ hệ thống) như khớp, mạch máu, thận, tim mạch, thần kinh… Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh đa xơ cứng: Hệ thống miễn dịch tấn công lớp myelin - lớp phủ bảo vệ tế bào thần kinh ở tủy sống và não bộ, dẫn đến các triệu chứng bệnh đa xơ cứng như tê ngứa, cảm giác châm chích, chóng mặt, mất thăng bằng, khó nói…

Các bệnh tuyến giáp: Hệ miễn dịch tấn công vào tuyến giáp làm tăng tiết quá nhiều hormone (cường giáp) hoặc làm giảm sản xuất hormone (suy giáp - viêm tuyến giáp Hashimoto).

Bệnh tiểu đường loại 1: Hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy làm giảm sản xuất insulin trong máu.

Triệu chứng bệnh tự miễn

Mỗi bệnh tự miễn sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau, tuy nhiên người bệnh thường sẽ có một số đặc điểm chung như sau:

   - Đau và sưng khớp.

   - Gặp các vấn đề về da.

   - Đau bụng hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa.

   - Sốt tái phát không rõ nguyên nhân.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tự miễn

Một số bệnh tự miễn có thể lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh tự miễn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

Biến chứng trên tim mạch: Nhiều bệnh tự miễn dịch gây viêm hệ thống như lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp có thể gây xơ cứng động mạch, tấn công cơ tim dẫn đến bệnh tim.

photo-1664259334298

Lupus ban đỏ không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng trên tim mạch

Biến chứng trên phổi: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh tự miễn dịch có nguy cơ hình thành cục máu đông trong phổi cao gấp 6 lần sau khi nhập viện. Người bệnh đa xơ cứng và những bệnh tự miễn khác phải ngồi trên xe lăn hoặc khá ít vận động có nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân, sau đó có thể di chuyển lên phổi gây ra biến chứng.

Trầm cảm: Đau và mệt mỏi mạn tính ở các bệnh tự miễn dịch thường dẫn đến tình trạng trầm cảm. Một số bệnh tự miễn ngoài da như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến cũng gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mắc, làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Mắc các bệnh tự miễn khác: Ở người bệnh tự miễn, nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác cao hơn so với người bình thường.

Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng bệnh tự miễn

Hiện nay, bện cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, xu hướng sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều hòa miễn dịch đang được nhiều người bệnh tự miễn tin tưởng sử dụng. Trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang – giúp hỗ trợ điều hòa miễn dịch - tác động đến nguyên nhân của bệnh.

Sản phẩm với thành phần chính sói rừng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc về hiệu quả hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch. Cụ thể, chiết xuất từ sói rừng có tác dụng làm tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch, nNhờ đó giúp hỗ trợ ổn định miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tự miễn và bảo vệ hệ miễn dịch tránh bị kích thích gây ra phản ứng tự miễn.

photo-1664259338451

Thêm vào đó, các thành phần như bạch thược, nhũ hương, nhàu trong sản phẩm còn giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng viêm sưng, đau nhức do bệnh tự miễn.

Việc sử dụng viên uống thảo dược Kim Miễn Khang liên tục từng đợt 3-6 tháng, mỗi ngày 8 viên, chia 2 lần giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho kết quả hỗ trợ tích cực bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ…).

Để biết thêm thông tin về các bệnh tự miễn cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang - hỗ trợ tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn, quý độc giả có thể liên hệ số điện thoại 024.38461530 - 028.62647169.

Số GPQC: 1077/2020/ATTP-XNQC

Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169

* Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.



Thu Hiền
Ý kiến của bạn