Bệnh Trĩ - Nỗi đau khó nói

21-07-2017 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Dân gian có câu “Thập nhân cửu trĩ” (10 người sẽ có 9 người trong cuộc đời có một giai đoạn mắc bệnh trĩ). Trĩ đã trở thành căn bệnh “khó nói”, phổ biến ở cả nam và nữ, gây sự đau đớn, khổ sở. Nếu không can thiệp kịp thời, những biến chứng của bệnh trĩ sẽ khó điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người có thói quen ăn uống không tốt (ăn ít chất xơ, rau quả); bị táo bón kinh niên; công việc ít đi lại; ở phụ nữ mang thai; do di truyền... Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.

Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ ( ảnh minh họa)

Y học hiện đại chia bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm. Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.

Trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn, vì ban đầu, tuy khó chịu nhưng ảnh hưởng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua. Hơn nữa, bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Bệnh trĩ sẽ khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời

Với kiến thức y học ngày nay, bệnh trĩ thường được các bác sĩ kiềm chế không mấy khó khăn. Các bác sĩ chuyên khoa về trĩ đã đưa ra những lời khuyên có thể giúp bạn tiêu trừ, hoặc ít ra cũng làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh này.

Về ăn uống: ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Nên uống nhiều nước và ăn thức có nhiều chất xơ. Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ ( ảnh minh họa)

Đừng rặn, và đừng khiêng nặng: Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.

Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn: Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh: Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn.

Ngâm nước ấm: Việc ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên.

Chế độ sinh hoạt: Tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài ra chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

Thuốc tiêu trĩ Safinar kết hợp một cách khoa học các vị thuốc Hòe giác, Địa Du, Phòng Phong, Chỉ Xác, Hoàng Cầm và Đương Quy về hàm lượng các thành phần cũng như quy trình bào chế giúp không chỉ giữ nguyên tác dụng của từng vị thuốc mà còn tăng cường tác dụng lẫn nhau. Vì vậy, thuốc tiêu trĩ Safinar nhanh chóng trị hết bệnh, trị dứt điểm, không để bệnh tiến triển nặng, ngăn tái phát bệnh hiệu quả lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người dùng.

Sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar sớm ngay khi có các triệu chứng để bệnh được trị dứt điểm, nhanh chóng, không bị tái phát, người bệnh vừa nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu, mệt mỏi vừa không còn lo sợ nguy hiểm tới tính mạng.

Thuốc tiêu trĩ Safinar được sản xuất bởi công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Số giấy tiếp nhận: 0707/10/QLD – TT

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

ĐT tư vấn: 0243.990.6195 -  0243.668.6226 Website: www.tribenhtri.vn


Ý kiến của bạn