Bệnh trĩ nghe rất quen nhưng không phải ai cũng biết những điều này

01-06-2019 15:07 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Bệnh trĩ cũng được nhiều người ví von là căn bệnh “khổ mà khó nói” là căn bệnh “ảm ảnh” hầu hết mọi người từ già đến trẻ. Bởi lẽ đây là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng nên nhiều người có tâm lý e ngại. Điều đáng nói là căn bệnh này có tỉ lệ mắc khá cao ở nước ta và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Khoảng 30-40% người trưởng thành mắc bệnh  trĩ

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng và tầng sinh môn, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa BV Việt Đức, trĩ là những cấu trúc giải phẫu có chức năng sinh lý bình thường trong cơ thể, nhưng mà theo thời gian hoặc cơ địa khi cấu trúc chuyển  này chuyển sang trạng thái bệnh lý tức là nó xuất hiện triệu chứng như đại tiện ra máu tươi, tắc mạch máu, viêm nhiễm đau thì gọi là bệnh trĩ. Theo đó có những dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ như đại tiện ra máu tươi, khi đại tiện thấy có một khối sa ra ở vùng hậu môn, khi khối này biến chứng gây tắc mạch thì nó sa xuống nhiều hơn và gây đau.

Dân gian có câu là “thập nhân cửu trĩ” là nói về tính phổ biến của bệnh trĩ. Cũng theo PGS. Hùng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4000 công nhân và khoảng hơn chục nghìn người dân ở vùng đồn bằng Bắc Bộ thì cho thấy có khoảng  30-40% người trưởng thành có biểu hiện của trĩ. Để tháy rằng căn bệnh này rất phổ biến.

PGS. Hùng cũng cho biết thêm, bệnh trĩ thực chất là bệnh lành tính nhưng gây phiền toái, nếu không chữa bệnh cũng dẫn đến hậu quả nhất định. Bệnh trĩ là bệnh lành tính (mạn tính và diễn ra từng đợt) nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan, Vì thế khi có triệu chứng cần phải quan tâm và đi thăm khám.

Bên cạnh đó, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn BV Việt Đức cũng cho hay, bệnh trĩ là bệnh lành tính và cũng dễ chấn đoán nhưng không vì thấy như vậy mà người dân chủ quan, khi thấy có biểu hiện bất thường ở bộ phận hậu môn trực tràng cần phải đi khám vì có thể nó cũng là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó tiềm ẩn.

Phần lớn bệnh nhân trĩ điều trị nội khoa không có kết quả mới phải dùng đến thủ thuật, phẫu thuật

Ngoài ra, PGS. Hùng cũng chia sẻ đối với bệnh trĩ thì ưu tiên hàng đầu vẫn là điều trị nội khoa, nếu không điều trị được thì mới phải dùng đến các biện pháp như thủ thuật và phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng và tầng sinh môn, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa, BV Việt Đức

“Tại trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng và tầng sinh môn, các bác sĩ đã từng điều trị cho khoảng 6 bệnh nhân tự điều trị bệnh trĩ bằng đắp lá đến khi biến chứng nặng đến suy đa phủ tạng và hoại tử vùng hậu môn, rất may không có bệnh nhân nào tử vong nhưng mà hậu quả của việc điều trị bệnh trĩ khi nghe theo lời mách, lời đồn là rất lớn. Tôi chưa từng chứng kiến người nào chết vì bệnh trĩ nhưng lại chứng kiến không ít người bị các biến chứng nặng nề của bệnh trĩ gây ra”,PGS. Hùng nói.

Đồng quan điểm trên, Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y, BV Trung ương Quân đội 108 cũng cho biết, trước khi có thuốc tây y hiện đại thì ông bà ta đã sủ dụng thuốc y học cổ truyền. Nhưng, thuốc y học cổ truyền ở đây phải là chuẩn chứ không phải nghe theo kinh nghiệm của ông lang, bà mế. Do đó, người bệnh trĩ muốn sử dụng y học cổ truyền thì cần những bài thuốc được kiểm nghiệm và cơ sở y học cổ truyền được cấp phép.

Cũng theo Ths. Toàn, có nhiều bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền có thể giúp dự phòng điều trị trĩ, dự phòng sau khi phẫu thuật trĩ như  từ bài thuốc cổ trị bệnh trĩ như Hòe giác hoàn, hoàng cầm, đia du lương, . Trong thành phần của hòe giác hoàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, giảm đau, củng cố thành mạch tốt…

Để phòng bệnh trĩ nói chung và phòng các đợt trĩ cấp, các chuyên gia khuyến cáo:

Tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh để đường ruột hoạt động hiệu quả tránh táo bón.

Rèn thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ cố định, lý tưởng nhất là vào sáng sớm. Tuyệt đối không nhịn đại tiện.  Chú ý đến khâu vệ sinh sau mỗi lần đi cầu để tránh viêm nhiễm khu vực hậu môn và các vùng liên quan trực tiếp đến khu vực này.

Tích cực vận động tập thể dục thể thao hàng ngày, uống nước. Nên dành thời gian giải lao giữa giờ để nghỉ ngơi và vận động đi lại. Tuyệt đối không ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ khiến áp lực luôn đè nặng lên khu vực hậu môn.

Tâm lý thoải mái: Hãy luôn giữ cho mình tâm lý thật thoải mái, vui vẻ và lạc quan, tránh xa mọi stress, muộn phiền trong cuộc sống cũng là những cách hữu ích nhất để tránh khỏi sự tấn công của bệnh.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng thuốc cốm tiêu trĩ SAFINARPLUZ đã đồng hành cùng chương trình!


H.Nguyên
Ý kiến của bạn