Hà Nội

Bệnh trĩ - khi nào cần phẫu thuật

07-04-2016 10:36 |
google news

SKĐS - Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng.

Tìm hiểu bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người hay phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động; táo bón kinh niên hoặc bị kiết lỵ; mang thai và cho con bú, mắc một số bệnh mãn tính, …

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, gọi là trĩ ngoại.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ nên chữa trị càng sớm càng tốt

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ.

Như đã trình bày ở trên, độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Vì vậy, bệnh trĩ chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị.

Khi nào cần phẫu thuật

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu  hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Tuy nhiên, phẫu thuật  hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.

Hiện nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với tinh hoa của y học cổ truyền, có rất nhiều sản phẩm giúp xua tan nỗi lo bệnh trĩ, rất hiệu quả. Trong số đó, sản phẩm được bào chế từ các thảo dược quý như cao Diếp cá, Đương quy, Hoa hòe (rutin), Nghệ (Curcumin ), đã khẳng định được sự vượt trội về hiệu quả, tính an toàn và tiện dụng:

-          Cải thiện ngay các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn.

-          Búi trĩ co dần và tiêu hết sau thời gian sử dụng.

-          Giúp cho hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón.

-          An toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể uống sản phẩm chứa các thảo dược  trên,  để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ không nhất thiết phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 – 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh Trĩ, Táo bón.


TÌM HIỂU NGAY


Ý kiến của bạn