Hà Nội

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa, cách nào phát hiện sớm

20-08-2021 21:36 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là thiếu máu não nhất thời xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù khối lượng chỉ bằng vài % trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết.

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là thiếu máu não nhất thời xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Người dễ mắc thiểu năng tuần hoàn não là nhóm tuổi từ trung niên trở lên, đặc biệt là ở người lao động trí óc và người cao tuổi. 

Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, tỷ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não càng ngày càng trẻ hóa, vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não hay gặp nhất là do xơ vữa động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển (nguyên nhân chính chiếm 60 - 80%). 

Vữa xơ động mạch khu trú tại nơi xuất phát của động mạch não sau hoặc chỗ phân đôi của các động mạch, đoạn cuối động mạch đốt sống. 

Khi gặp các yếu tố kết hợp khác như huyết áp động mạch thấp sẽ có những biểu hiện của triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não; Rối loạn huyết áp: tăng huyết áp, hạ huyết áp; Do cục máu đông, xơ vữa động mạch…; Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim…

Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch; Chấn thương; Thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…gây chèn ép mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông lên não.

Do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8).

Nhận biết thiểu năng tuần hoàn não - Ảnh 2.

Cục máu đông, xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não.

Triệu chứng của bệnh

- Nhức đầu: là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm tới khoảng 90%, và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Tính chất đau lan tỏa, có tính co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán;

- Chóng mặt: có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bồng bềnh như say sóng.

- Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột;

- Dị cảm: là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác luôn nghe thấy tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh; - Rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ, ngủ kém;

- Rối loạn về sự chú ý: giảm sự chú ý, hay đãng trí; Rối loạn về cảm xúc: dễ bực bội, dễ xúc động;

- Rối loạn trí nhớ: giảm trí nhớ gần...

Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa - Ảnh 3.

Siêu âm Doppler mạch máu nếu nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu bị xơ vữa động mạch. Ảnh: ST

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán căn nguyên để điều trị có hiệu quả, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ…

Cần có các xét nghiệm kiểm tra định lượng các thành phần mỡ trong máu như cholesterol, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, triglycerid…

Chụp X-quang thường quy cột sống cổ các tư thế thẳng nghiêng, chếch 3/4 hai bên đánh giá tình trạng thoái hoá cột sống gây hẹp các lỗ liên kết nơi mạch máu thần kinh đốt sống đi qua…

Cần thiết phải siêu âm Doppler mạch máu khi phát hiện tiếng thổi tâm thu trên đường đi của động mạch đốt sống hoặc hõm dưới đòn, phát hiện hẹp động mạch dưới đòn... làm xuất hiện tình trạng thiếu máu não cấp tính có thẻ gây tiểu năng tuần hoàn não .

Cách phòng ngừa 

Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn máu não cần nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng; Tập thể dục, chơi thể thao, đi du lịch để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống, giúp tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời; Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ như tivi, laptop, điện thoại thông minh; Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo…

Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa - Ảnh 4.

Tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho sức khoẻ của bạn. Ảnh: Daily India

Xem thêm video đang được quan tâm

Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19

BS Anh Tuấn
Ý kiến của bạn