Hà Nội

Bệnh thấp tim có nguy hiểm không?

06-04-2023 11:00 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Thấp tim là một bệnh khá nguy hiểm bởi khi bị thấp tim thương tổn có tính chất toàn thân, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 5-15.

Bệnh thấp tim thường được bắt nguồn sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da do nhiễm loại vi khuẩn có tên là: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (streptococus typ A), nhất là sau nhiều đợt viêm cấp tái phát thì nguy cơ bị thấp tim càng cao. Bệnh thấp tim nếu không được chẩn đoán, điều trị đúng sẽ để lại di chứng đe dọa tính mạng lâu dài.

Bệnh thấp tim thường được bắt nguồn sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da do nhiễm loại vi khuẩn có tên là Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.  Ảnh minh họa

Bệnh thấp tim thường được bắt nguồn sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da do nhiễm loại vi khuẩn có tên là Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim

Các dấu hiệu thường thấy là:

  • Sốt, sốt cao từ 38 - 40oC.
  • Họng đỏ, vã mồ hôi
  • Chảy máu cam.
  • Đái ít.
  • Mệt mỏi, kém ăn, sắc mặt nhợt nhạt.

Bệnh thấp tim còn có các biểu hiện dễ nhận ra như:

  • Biểu hiện về khớp: đau viêm sưng nóng đỏ ở một số khớp. đau "chạy" từ khớp này sang khớp khác. Khớp bị sưng, đau, nóng đỏ thường là các khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, cổ tay làm cho người bệnh đi lại và cử động rất khó khăn; ít khi thấy sưng đau ở các khớp cột sống hoặc khớp ngón tay, ngón chân. Khi khớp sau bị sưng đau thì các khớp bị sưng đau trước đó lại khỏi và trở lại hoạt động bình thường, không bao giờ có biến dạng khớp và bị hạn chế cử động như các loại viêm khớp khác.
  • Biểu hiện ở tim: Tổn thương ở tim có thể là viêm màng trong tim và các van tim, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim đơn độc. Song có thể toàn bộ tim bị viêm làm trẻ có biểu hiện như: mệt mỏi, tức ngực, hồi hộp, khó thở, loạn nhịp tim hoặc có những tiếng bất thường ở tim. Tình trạng viêm tim nặng có thể dẫn đến suy tim cấp nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biểu hiện ở da: Trên da, đặc biệt là xung quanh một số khớp xuất hiện những hạt cứng bằng hạt ngô, hạt lạc, hạt táo hoặc những ban màu hồng bằng đồng xu ở ngực, tay, dọc cột sống, lưng ....
  • Biểu hiện ở thần kinh: Đây là thể thấp tim rất đặc biệt, biểu hiện lúc đầu có thể trẻ chỉ thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, mệt mỏi, có thể kèm theo rối loạn như: múa tay chân bất thường, nói khó, cầm đũa, bút viết hay rơi, viết xấu, không thẳng hàng v.v...

Điều trị và phòng ngừa bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim sẽ trở nên nguy hiểm, gây ra những tổn thương van động mạch chủ và dẫn đến suy tim sau thời gian dài, gây tổn thương đến não, thận…

Khi bị bệnh thấp tim, bác sĩ sử dụng kháng sinh trị viêm do liên cầu khuẩn, tránh tái phát. Bên cạnh đó là sử dụng thuốc chống viêm như: steroid hoặc một corticoid như prednisone để làm giảm đau và viêm ở khớp và ở tim.

Bệnh thấp tim sẽ trở nên nguy hiểm, gây ra những tổn thương van động mạch chủ và dẫn đến suy tim sau thời gian dài, gây tổn thương đến não, thận…

Bệnh thấp tim sẽ trở nên nguy hiểm, gây ra những tổn thương van động mạch chủ và dẫn đến suy tim sau thời gian dài, gây tổn thương đến não, thận. Ảnh minh họa

Cách tốt nhất để đối phó với bệnh suy tim là ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Bạn cần thực hiện:

  • Giữ gìn vệ sinh vòm họng, tránh để tình trạng viêm họng kéo dài vì nguyên nhân gây bệnh chính do viêm họng lâu ngày, không chữa trị dứt điểm.
  • Cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh, kịp thời điều trị.
  • Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên, sạch sẽ.
  • Giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông.
  • Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
  • Khi thấy trẻ ở lứa tuổi từ 5-15 bị viêm họng nhiều lần có đau mỏi, sưng, nóng đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở hoặc hồi hộp, đau vùng tim… cần phải cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị phòng bệnh thấp tim.
  • Nên thực hiện đúng lịch tiêm phòng để tránh bị tái phát.

Xem thêm video được quan tâm

Uống rượu bia sau bao lâu cơ thể mới hết nồng độ cồn? | SKĐS


BS Nguyễn Khôi Nguyên
Ý kiến của bạn