Những dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng cần cha mẹ cần chú ý (video BV Nhi đồng thành phố)
Đáng nói là những tuần gần đây, bệnh tay chân miệng tăng cao. Chỉ tính riêng trong 3 tuần cuối tháng 3/2021, toàn thành phố ghi nhận 68 ca, địa phương có số ca mắc tay chân miệng cao là Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu.
Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành Y tế Đà Nẵng đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận, huyện và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại địa phương, đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm tại địa phương bao gồn sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi,…
Bên cạnh đó, thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Điều trị cho trẻ mắc Tay chân miệng tại Đà Nẵng (ảnh CDC Đà Nẵng)
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện 6 các biện pháp sau: