Bệnh tay - chân - miệng tại TPHCM: Đầu mùa dịch, bệnh đã tăng cao

14-04-2011 13:05 | Tin nóng y tế

Chu kỳ bệnh tay - Chân - miệng (TCM) tại TP.HCM tăng Cao nhất thường rơi vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. tuy nhiên, trong năm nay, bệnh đã tăng Cao ngay từ những ngày cuối tháng 3, là thời điểm bước vào đầu mùa dịch.

Chukỳ bệnh tay - Chân - miệng (TCM) tại TP.HCM tăng Cao nhất thường rơi vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. tuy nhiên, trong năm nay, bệnh đã tăng Cao ngay từ những ngày cuối tháng 3, là thời điểm bước vào đầu mùa dịch.

 Trẻ mắc TCM biến chứng nặng được điều trị tích cực tại cơ sở y tế
Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, bệnh TCM đang có chiều hướng gia tăng. BS. Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) TP.HCM cho biết, trong tháng 3, trung bình mỗi tuần, TP.HCM ghi nhận khoảng 30 - 40 ca bệnh nhưng vào những ngày đầu của tháng 4, số bệnh nhân mắc bệnh này đã tăng gấp đôi từ 70 – 80 ca. Toàn TP.HCM đã có 3 ca tử vong do biến chứng nặng của bệnh TCM trong tổng số hơn 600 ca mắc phải nhập viện điều trị.

Ghi nhận của chúng tôi trong tuần đầu tiên của tháng 4 cho thấy, tại Khoa Nhiễm BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM luôn thường trực khoảng trên 30 trẻ đang nằm điều trị, 10% trong số đó có biến chứng nặng. Trung bình mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận và điều trị cho khoảng 15 – 20 ca. Trong tháng 3, BV tiếp nhận và điều trị cho khoảng 142 ca. Theo BS. Nguyễn Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, so với tháng trước, số bệnh nhi bị TCM đang nằm điều trị nội trú đã tăng gấp đôi bệnh. Theo chu kỳ, TCM sẽ bắt đầu từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10, trong đó tập trung chủ yếu ở các trẻ trong độ tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ từ 2 - 3 tuổi. Trong khi đó, BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh của BV. Nhi Đồng 1 TP.HCM, cũng cho biết, 2 tuần trước, trung bình mỗi ngày tại đây có 10 - 20 ca mắc bệnh TCM nằm điều trị nhưng nay, con số đã tăng lên gấp đôi, với 35 - 40 ca. Nhiều ca cũng có dấu hiệu trở nặng phải thở máy và theo dõi đặc biệt. Bên cạnh đó, tại một số trường mầm non, nhóm trẻ, khu dân cư, nhà trọ tại các quận vùng ven như: Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân… cũng đã ghi nhận rải rác những ca mắc bệnh có thể lây lan thành ổ dịch nếu không được vệ sinh và phòng tránh tốt. Theo BS. Thọ, ngay từ đầu tháng 3, ngành Y tế và trực tiếp là TTYTDP đã có công văn chỉ đạo và hướng dẫn các phòng y tế, chính quyền 24 quận huyện đề nghị tăng cường phối hợp và chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là SXH và TCM. “Đầu mùa dịch mà bệnh đã tăng cao là điều bất thường và nếu không cảnh giác, chủ động và tích cực chống dịch tại gia đình, trường học và khu dân cư thì rất dễ khiến dịch lây lan trên diện rộng”, BS. Thọ nhấn mạnh.

Theo các bác sĩ, hiện bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng ngừa nên cách phòng bệnh tốt nhất là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, cá nhân cho trẻ thật tốt. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước. Không cần kiêng gió và ánh sáng. Nên cho trẻ mắc bệnh nghỉ học và không cho tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây lan bệnh. Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa.

Bài và ảnh: Tuân Nguyễn

Dấu hiệu và cách phòng chống bệnh TCM:

Bệnh TCM do virút Entero 71 gây ra có những triệu chứng ban đầu như: sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình ô van ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng và thường ấn không đau. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp. Khi bệnh nặng, trẻ có triệu chứng rối loạn tri giác như: lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật. Có nhiều trường hợp trẻ có mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng. Bệnh nhi có thể tử vong hoặc phục hồi sau một thời gian điều trị, nhưng vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài.


Ý kiến của bạn