Bệnh tay chân miệng gia tăng ở Đồng Nai, 6 quy tắc phòng bệnh cần nhớ

03-04-2021 23:02 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay, số ca mắc tay chân miệng trên toàn tỉnh là hơn 1.500 ca, tăng gần 1,2 ngàn ca so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng nói là những tuần gần đây, bệnh tay chân miệng tăng cao. Chỉ tính riêng trong 3 tuần cuối tháng 3-2021, toàn tỉnh ghi nhận 396 ca, tăng 367 ca so với cùng kỳ năm ngoái, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành Y tế Đồng Nai đã tổ chức chiến dịch khử trùng tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Điều trị cho bệnh nhi mắc tay chân miệng tại BV Nhi đồng Đồng Nai (ảnh CDC Đồng Nai)

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Những gia đình có con nhỏ và các cơ sở giáo dục mầm non, các nhóm trẻ... cần thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh nhà cửa, trường lớp học, thực hiện ăn chín uống sôi. 

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện 6 các biện pháp sau: 

 


Phương Uyên - H.Nguyên
Ý kiến của bạn