Bệnh tay chân miệng - Dấu hiệu sớm, chăm sóc đúng cách tránh bệnh nặng

TS.BS. Nguyễn Thành Nam

TS.BS. Nguyễn Thành Nam

Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai

06-06-2022 10:46 | Phòng mạch online

SKĐS - Bệnh tay chân miệng rất dễ lây cho trẻ nhỏ, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm khiến phụ huynh lo lắng. TS.BS Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai có những giải đáp xung quanh căn bệnh này.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã có 5.554 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 01 trường hợp tử vong. Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11.

Tuy hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ nhưng ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Chuyên gia Nhi khoa sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về căn bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tiếp tục đặt câu hỏi để được chuyên gia uy tín giải đáp!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
TS.BS Nguyễn Thành Nam
Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai
Ý kiến của bạn