Hà Nội

Bệnh suy thận mạn và cách hỗ trợ nhờ thảo dược

13-07-2022 08:00 | Y học 360
google news

Suy thận mạn là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc. Vậy suy thận mạn là gì? Cách cải thiện như thế nào? Dùng thảo dược hỗ trợ hiệu quả ra sao?

Khi nào được xác định là suy thận mạn tính?

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, giảm khả năng đào thải chất lỏng và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thành suy thận mạn tính.

Cao huyết áp và đái tháo đường là hai nguyên nhân chính gây suy thận. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác tại thận như viêm cầu thận, thận ứ nước, thận đa nang, sỏi thận, hội chứng thận hư.

photo-1657614848983

Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương trong thời gian dài

Suy thận mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng, gây ra một số biến chứng như:

   - Hôn mê do urê máu tăng cao.

   - Suy tim, viêm màng ngoài tim.

   - Tổn thương phổi do tích nước gây phù nề, nước trong màng tim, phổi và ổ bụng. Suy gan, hội chứng gan thận.

   - Loãng xương, nhuyễn xương, thậm chí gãy xương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận, suy thận sớm

Bệnh suy thận mạn tính thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu, khi phát hiện thì đã tiến triển nặng. Do đó, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu bệnh suy thận như: mệt mỏi kéo dài, phù chân, mắt cá chân và khi ấn thì sẽ lõm xuống, tiểu ít hoặc tiểu nhiều tùy giai đoạn, nước tiểu màu vàng đục, có bọt, khó thở, hay khát nước, chán ăn, khô miệng, hôi miệng, nôn/buồn nôn, chuột rút hoặc co giật.

Điều trị suy thận mạn

Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh suy thận mạn tính. Tuy nhiên có những phương pháp giúp làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh, bao gồm:

Điều chỉnh lối sống

Những thay đổi lối sống sau đây giúp cải thiện trình trạng suy thận: ngừng hút thuốc; thực hiện chế độ ăn nhạt, ít kali và photpho; tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe; hạn chế sử dụng rượu bia; giảm cân nếu người bệnh bị béo phì và duy trì cân nặng hợp lý; tránh sử dụng các thuốc có hại cho thận như thuốc chống viêm không steroid, kháng virus, nhóm aminosid,...

Điều trị bệnh lý liên quan

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị như sau:

   - Tăng huyết áp: Các thuốc thường được sử dụng là ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, lợi tiểu,...

   - Kiểm soát tình trạng tăng cholesterol máu.

   - Điều trị thiếu máu: Người bệnh được chỉ định sử dụng erythropoietin để duy trì quá trình tạo hồng cầu.

   - Điều trị loãng xương: Bổ sung canxi và vitamin D giúp bảo vệ xương.

Điều trị suy thận giai đoạn cuối

Không ai mong muốn phải điều trị suy thận ở giai đoạn này nhưng khi thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định không hiệu quả, người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận.

   - Lọc máu: Là phương pháp giúp lọc chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Hiện nay, có hai cách lọc máu chính là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Đối với chạy thận nhân tạo, máu sẽ được lọc bên ngoài cơ thể qua một chiếc máy. Đối với thẩm phân phúc mạc, người bệnh được lấp đầy khoang bụng bằng một dung dịch thông qua một ống thông.

   - Ghép thận: Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh thực hiện các biện pháp lọc máu không mang lại hiệu quả. Quá trình ghép thận tiến hành khi tìm được một quả thận thích hợp do người khác hiến tặng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải duy trì sử dụng thuốc chống thải ghép để ngăn cơ thể không đào thải cơ quan được cấy ghép.

Dành dành - thảo dược quý hỗ trợ người bệnh suy thận mạn

Rất nhiều nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc (Đại học Y khoa Côn Minh, Đại học Tế Nam, Quảng Châu) cho thấy những hoạt chất sinh học trong quả dành dành có tác dụng hỗ trợ bảo vệ thận, hỗ trợ làm chậm quá trình xơ hóa thận, hỗ trợ giảm thiếu máu thận, và hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc của thận.

photo-1657614854697

Dành dành thảo dược quý giúp hỗ trợ làm chậm quá trình xơ hóa thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận và phòng ngừa suy thận mạn

Tận dụng thành tựu nghiên cứu về quả dành dành, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén Ích Thận Vương có thành phần chính là dành dành, kết hợp với một số thảo dược khác như: cao đan sâm, cao hoàng kỳ, trầm hương, cao linh chi đỏ giúpbổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém..

Ích Thận Vương là sản phẩm dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém, biểu hiện như: tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu..

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Ích Thận Vương.

photo-1657614858595

Sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ người bệnh suy thận

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, để đạt hiệu quả hỗ trợ tốt, người bệnh nên sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương liên tục một đợt 1 - 3 tháng tùy bệnh lý với cách dùng 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày. Sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn một giờ.

Chắc hẳn qua những thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh suy thận mạn tính và hướng hỗ trợ cải thiện hiệu quả.

Tiếp thị và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Mai Lan
Ý kiến của bạn