Rận mu rất dễ lây truyền. Nhiều trường hợp lây qua quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có một số con đường khác mà rận mu có thể lây qua như: tiếp xúc với chăn màn chiếu gối, quần áo, nội thất không được bọc, và bồn cầu vệ sinh đã có rận mu.
Chu kỳ phát triển của rận mu
Rận mu sinh sản quanh năm, thời gian mang thai khoảng 6 - 8 ngày, độ tuổi trung bình ở tuổi trưởng thành hoặc sinh sản của con cái là 23 ngày. Ấu trùng nở trong 6 - 8 ngày và thường bắt đầu hút máu trong vòng vài giờ đầu tiên. Trong khi hút máu chúng thường vẫn đứng yên, bám vào sợi tóc và cắm phần miệng vào da.
Toàn bộ chu trình sống của rận mu từ trứng cho con trưởng thành là 4 - 6 tuần, với con trưởng thành sống khoảng 2 tuần. Rận mu có thể bò khoảng cách 10cm/đêm nhưng thường vẫn đứng yên.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm, rận sẽ rời vật chủ, đi tìm vật chủ khác. Rận thường chết ngay sau khi sinh sản.
Rận mu có 3 giai đoạn: trứng, nhộng và trưởng thành. Trứng được dính dọc theo trục của tóc (1). Con cái sẽ đẻ khoảng 30 - 50 trứng. Trứng nở sau khoảng 1 tuần, ấu trùng giống như con trưởng thành nhưng nhỏ hơn. Các con non trải qua 3 lần lột xác (2, 3 , 4) trước khi trở thành con trưởng thành (5). Con trưởng thành dài 0,8 - 1,2 mm và phẳng. Con trưởng thành chỉ được tìm thấy trên người và hút máu người để tồn tại.
Dấu hiệu khi mắc rận mu
Rận mu có màu nâu xám hoặc trắng xám và trông giống như những con cua nhỏ. Màu sắc của rận mu sẽ sẫm hơn khi chúng hút đầy máu. Bệnh rận mu lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, đặc biệt quan hệ tình dục.
Ngoài ra, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường và quần áo... cũng gián tiếp gây bệnh rận mu.
Những người bị bệnh rận mu thường có biểu hiện:
- Ngứa ở lông mu (hoặc ở nơi có lông, tóc). Triệu chứng ngứa thường xảy ra sau 1 hoặc 2 tuần nhiễm bệnh và mức độ ngứa có thể nhẹ hoặc dữ dội.
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ, tổn thương vùng da, dẫn đến viêm loét da, viêm nang lông, mụn, mủ…
- Bệnh nhân bị rận mu có thể có bị sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp hoặc nổi hạch cổ.
Các biến chứng khi mắc rận mu
Rận mu có khả năng sinh sản cao, mỗi ngày mỗi con có thể sinh sản được 50 quả trứng tương đương số lượng 40-50 con. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, rận mu có thể lây lan sang rất nhiều vùng khác trên cơ thể và lây truyền từ người sang người.
Bất cứ ai cũng đều có khả năng mắc rận mu, nhưng những người sau đây có nguy cỡ mắc cao hơn, đó là: Có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không lành mạnh, dùng chung quần áo, khăn tắm, ga giường với người mắc rận mu. Tỷ lệ thanh niên và người trưởng thành mắc cao hơn.
Khi mắc rận mu, nếu không được điều trị đúng, đủ rất dễ tái phát và gặp các biến chứng sau:
- Lở loét, nhiễm trùng da do gãi quá nhiều.
- Viêm kết mạc với người có rận mu ở lông mi.
- Bệnh có thể tái phát nếu vẫn còn trứng rận.
Điều trị và ngăn ngừa tái phát rận mu
Bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc, các loại xà phòng, thuốc xịt và kem đặc hiệu để điều trị rận mu, nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt vùng lông có rận mu.
- Giữ sạch sẽ quần áo, giường chiếu.
- Thoa kem đặc hiệu, thoa theo chỉ định của bác sĩ lên vùng có rận mu.
- Tránh quan hệ tình dục với người khác trong thời gian điều trị và ngược lại.
- Không tiếp xúc gần gũi hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh rận mu.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo hoặc khăn tắm.
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng.
Xem thêm video được quan tâm
Các biện pháp tăng sức đề kháng và giữ sức khỏe lúc giao mùa