Bệnh phụ khoa – nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

10-04-2020 09:00 | Sức khỏe sinh sản

SKĐS - Bệnh phụ khoa là điều khó tránh khỏi đối với các chị em, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Đây là bệnh rất dễ mắc phải nhưng không quá khó khăn trong việc chữa trị. Tuy nhiên, viêm nhiễm phụ khoa sẽ kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng đến sinh sản, thậm chí là vô sinh ở nữ giới nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục nữ bao gồm viêm nhiễm cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và viêm nhiễm cơ quan sinh dục trong (tử cung, vòi trứng, buồng trứng…).

Bệnh phụ khoa thường gặp ở hơn 90% nữ giới trong độ tuổi sinh sản, nhất là nhóm phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã phát sinh quan hệ tình dục. Tuy nhiên đối với các chị em chưa quan hệ tình dục cũng có tỷ lệ mắc bệnh không nhỏ khoảng 15-20%.

Đây là căn bệnh thầm kín khiến nhiều chị em khi có tâm lý ngại đi khám dẫn đến bệnh tiến triển nặng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: nhiễm nấm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tắc, ứ nước vòi trứng gây vô sinh, thậm chí viêm phúc mạc tiểu khung…

Bệnh phụ khoa có thể dẫn đến vô sinh? (ảnh minh hoạ)

Bệnh phụ khoa không chỉ khiến phụ nữ thiếu tự tin trong giao tiếp mà còn tác động tiêu cực tới đời sống hôn nhân, ảnh hưởng đến trực tiếp đến thiên chức làm mẹ.

Nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa có thể bắt nguồn từ nhiều thói quen trong cuộc sống, cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Trong nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các tác nhân và nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo như:

- Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động nhất là vi khuẩn vùng âm đạo.

- Thói quen sử dụng quần lót chật, chất liệu không thoáng khí, thụt rửa sâu vào trong âm đạo

- Thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, stress, sự thay đổi môi trường sống đột ngột...

- Sử dụng các dung dịch vệ sinh không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp với cơ địa.

- Quan hệ tình dục không an toàn.

- Có tiền sử nạo, hút thai, sảy thai hoặc các can thiệp phẫu thuật vùng sinh dục…

- Mất cân bằng nội tiết tố.

-  Mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, các bệnh suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém, dùng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh... gây ra mất cân bằng hệ vi sinh vật thường trú và độ pH tại âm đạo.

Độ pH âm đạo và mối liên quan đến các bệnh phụ khoa

Bình thường môi trường âm đạo có tính hơi axit. Độ pH âm đạo dao động từ 3.8 đến 4.5 kèm theo đó là hệ vi khuẩn phong phú bao gồm cả lợi khuẩn âm đạo và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng. Sở dĩ độ pH âm đạo ở ngưỡng axit là do chủng Lactobacillus – một loại vi khuẩn thường thú trong âm đạo giúp giải phóng hydro peroxide và axit lactic. Nhờ đó mà âm đạo chống lại được nhiều loại vi khuẩn có hại, nấm men và các tác nhân gây bệnh khác.

Lợi khuẩn âm đạo giúp duy trì độ pH sinh lý của phụ nữ (ảnh minh hoạ)

Độ pH sinh lý âm đạo có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của một người và theo độ như sau:

- Độ pH âm đạo > 4.5 gặp ở bé gái chưa dậy thì và phụ nữ sau khi mãn kinh.

- Độ pH âm đạo < 4.5 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Khi môi trường vùng âm đạo có độ pH tăng lên (tức là giảm tính axit) sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo phát triển.

Độ pH âm đạo càng axit sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên, ngưỡng pH quá axit cũng dễ gây ra những vấn đề trở ngại liên quan đến khả năng sinh sản, nhất là khi pH< 3.8.

Chính bởi vì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản, các bệnh lý phụ khoa mà việc đảm bảo cân bằng pH âm đạo và duy trì số lượng lợi khuẩn âm đạo cần có trở nên đặc biệt quan trọng với nữ giới.

Phòng tránh bệnh phụ khoa

Để duy trì trạng thái cân bằng pH âm đạo cũng như môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi trú ẩn giúp bảo vệ cơ thể, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

- Tránh sử dụng các sản phẩm có tính kiềm (xà phòng) để vệ sinh vùng kín và thụt rửa âm đạo. Xà phòng thường có độ pH cao và sử dụng chúng để làm sạch khu vực âm đạo có thể làm tăng pH âm đạo. Tốt nhất là sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu vào âm đạo…

- Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn Lactobacillus hoặc các viên đặt chứa Probiotic giúp phục hồi mật độ vi khuẩn tự nhiên của âm đạo.

- Thay băng vệ sinh hoặc tam-pon thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày trong thời kì hành kinh. Nếu để quá lâu có thể làm tăng độ pH âm đạo vì độ pH của máu thường >7.

- Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục không chỉ giúp tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà còn có thể ngăn ngừa tinh dịch và các chất lỏng khác ảnh hưởng đến độ pH âm đạo.

- Bổ sung estrogen ở những phụ nữ bị thiếu hụt.

- Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh vùng kín.

Vagiflor dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Ngoài ra, để lấy lại nhanh chóng độ cân bằng pH âm đạo, bạn có thể sử dụng viên đặt âm đạo Vagiflor có chứa lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus.

Với ưu điểm nổi bật là giúp bổ sung nhanh chóng các lợi khuẩn âm đạo. Các lợi khuẩn này sẽ giúp đưa độ pH của âm đạo về giới hạn sinh lý (gần với mức pH 3.8).

Viên đạn đặt âm đạo Vagiflor chứa 1g bột đông khô Lactobacillus acidophilus giúp phục hồi và duy trì sức khoẻ hệ sinh dục nữ trong các trường hợp môi trường âm đạo bị thay đổi như khi mang thai, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc dùng các biện pháp cần thiết (kháng sinh, hoá trị liệu).

-  Sản phẩm được nhập khẩu từ Đức

-  Hoàn toàn không chất bảo quản

-  Đã được thử nghiệm, kiểm tra và chấp nhận hơn 25 năm qua

-  Dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Những lưu ý sử dụng viên đặt khi bị viêm nhiễm phụ khoa

Viên đặt âm đạo hiện đang đem lại nhiều lợi ích trong điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như dự phòng các viêm nhiễm trước và sau khi can thiệp phẫu thuật phụ khoa tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

- Việc sử dụng viên đặt cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng, thời gian dùng, loại thuốc…

- Trong thời gian sử dụng thuốc đặt cần kiêng quan hệ tình dục, không nên sử dụng dụng thuốc đặt trong thời gian hành kinh.

- Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ và vệ sinh vùng kín đúng cách.

- Nên sử dụng viên đặt vào ban đêm. Sau khi đặt thuốc nên hạn chế vận động.

- Nên tái khám theo yêu cầu của bác sĩ điều trị sau khi kết thúc liệu trình đặt thuốc.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Phụ nữ không nên thờ ơ và phớt lờ các dấu hiệu sớm của bệnh phụ khoa, nên chủ động trong việc yêu thương cơ thể và chăm sóc bản thân để phòng tránh tối đa các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo.

Trích nguồn và biên soạn từ “Tài liệu tư vấn cộng đồng – Nhận thức và dự phòng bệnh lý viên nhiễm phụ khoa – Chủ biên: TS. BS. Vũ Công Khanh – Chương trình truyền thông vì sức khỏe người Việt” do Hội Nội Khoa Việt Nam kết hợp với Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre thực hiện.


Ý kiến của bạn