Bệnh phù chân

07-01-2020 13:51 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nguyên nhân chính là thiếu vitamin B1.Người không thích ăn cá, thịt cần quan tâm đặc biệt.

Bệnh phù chân (bệnh cước khí) là do thiếu vitamin B1 gây nên, triệu chứng là thân thể mỏi mệt, tay chân tê dại, hồi hộp, khí suyễn, chán ăn, phù thũng...

Trước kia ăn gạo lứt, hiện nay ăn gạo trắng, cho nên người bệnh phù chân gia tăng. Vài năm gần đây người ta càng quan tâm đến dinh dưỡng, gạo có chứa vitamin B1 dần phổ biến, người bệnh phù chân điển hình cũng ngày một giảm dần.

Tuy nhiên, thức ăn nhanh ngày càng tăng gần đây, nhiều người có thói quen kén ăn, bệnh phù chân lại có hiện tượng gia tăng.Bên cạnh đó người vận động thường xuyên cũng xảy ra chứng thiếu vitamin B1.Ngoài ra, người không thích ăn cá, thịt, rau, mà thích thức uống mát có đường cát cũng xảy ra tình trạng thiếu vitamin B1. Năng lượng được hình thành dưới tình trạng hấp thu quá nhiều đường cần đến vitamin B1, cho nên tạo ra thiếu hụt vitamin B1.

Bệnh phù chân

Bước đầu tiên dự phòng bệnh phù chân cần quan tâm chế độ ăn uống, không kén ăn, ít dùng fast-food, thường ăn gạo lứt, gạo mầm... chữa lành bệnh phù chân nhanh chóng.

Mách bạn bài thuốc hay:

Gạo lứt là kho tàng của vitamin. Người trưởng thành lượng nhu cầu vitamin B1 hàng ngày là 0,8 - 1,0mg. Bệnh phù chân do thiếu vitamin B1 gây ra, cho nên bổ sung vitamin B1 là rất quan trọng.

Mỗi 100g gạo lứt có chứa 0,36mg vitamin B1, mà mỗi 100g gạo trắng chỉ chứa 0,09mg. Gạo trong quá trình xay xát, nấu nướng, vitamin B1 mất đi 85%.Vì vậy, người bệnh phù chân, nên dùng gạo lứt làm món ăn chính.

Bệnh phù chânMỗi 100g gạo lứt có chứa 0,36mg vitamin B1

Đậu đỏ có công hiệu giảm đau do bệnh phù chân gây nên. Có thể dùng đậu đỏ giảm nhẹ cơn đau do bệnh tim thời kỳ đầu, bệnh thận, bệnh phù chân gây ra, bởi vì đậu đỏ có chứa vitamin B1. Hàng ngày có thể uống nước đậu đỏ 3 lần, cách làm là dùng đậu đỏ 30g, đổ nước 500ml đun sôi dùng.

Đại mạch có chứa vitamin B1 hữu ích cho tiêu hóa. Trong những thức ăn thiên nhiên rất được đón nhận gần đây, đại mạch - Hordeum vulgare (lúa mạch) vừa ngon vừa có thể bổ sung vitamin B1, phòng trị bệnh phù chân đáng được quảng bá. Khi mắc bệnh phù chân, có thể dùng nhiều canh đại mạch.Ngoài ra, cháo đại mạch, trà đại mạch, đều khống chế được bệnh phù chân với công hiệu tốt.

Cách làm canh đại mạch:

1. Đại mạch cả vỏ cho vào chảo rang. Vì dễ cháy khét, cho nên cần quan tâm đến sức lửa, phải không ngừng đảo đều. Rang đến khi đại mạch chuyển sang màu trà.

2. Cho đại mạch đã rang vào một nồi khác, đổ nước và sắc cạn một nửa.

3. Lọc qua vải, lấy nước dùng.

Lưu ý: Thức ăn chứa vitamin B1 còn có gan heo, gan bò, gan gà, bánh mì đen, cháo yến mạch, cá chình nướng, cà rốt... Cũng có thể dùng bí đao nấu chín, ướp muối, mỗi lần dùng một ít.Hoặc dùng gạo lứt làm món chính ăn kèm với tần ô, đậu đỏ, đậu phụ, trứng gà... cũng rất có hiệu quả.


DS. BÀNG CẨM
Ý kiến của bạn