Hà Nội

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và những cảnh báo về ô nhiễm môi trường

06-08-2020 08:54 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Không chỉ dừng lại ở ho, khạc đờm, khó thở kéo dài... COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có thể chuyển biến rất xấu như suy hô hấp, ung thư phổi, thậm chí có thể tử vong. Nước ta trở thành nước có tỷ lệ nhiễm bệnh COPD cao trong khu vực, theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chuyên gia sức khỏe cảnh báo, ô nhiễm môi trường đang là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng với người bệnh mắc COPD.

Bệnh cứ ghé thăm mà không hẹn trước

Với nhiều năm trong ngành, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương đã từng gặp rất nhiều trường hợp người bệnh liên tục tái phát bệnh COPD. Có những người bệnh nhập viện nhiều lần trong một thời gian ngắn, bệnh diễn tiến rất phức tạp và cũng có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Người bệnh COPD thăm khám tại bệnh viện thường xuyên (ảnh minh họa)

Những người bệnh lớn tuổi sẽ có xu hướng cách ly bản thân tại nhà, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài và được trang bị những loại máy móc hỗ trợ như máy thở, máy hút đờm. Tuy nhiên bệnh vẫn tái phát mà không hẹn trước. Nguyên nhân một phần là do môi trường người bệnh hít thở không đủ trong sạch.

Tìm ra những hiểm họa thật sự

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (TNMT) thường nhạy cảm với môi trường. Chính vì vậy nên người bệnh thường sẽ phải cách ly hoàn toàn với những yếu tố ô nhiễm. Tuy nhiên không phải yếu tố nào cũng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ một chút bụi, phấn hoa, lông thú hay mùi khói cũng có thể lập tức gây ra triệu chứng hô hấp cấp tính.

COPD thường phổ biến ở những người hút thuốc, bao gồm cả hút thuốc trực tiếp lẫn thụ động. Người hút thuốc lá trực tiếp có thể loại bỏ nguy cơ mắc bệnh bằng cách cai thuốc, nhưng đối với người phải hít khói thuốc thụ động thì không dễ dàng có thể loại bỏ nguy cơ như vậy. Khói thuốc thụ động là loại khói mà người hút thuốc phả ra hoặc khói từ đầu điếu thuốc đang cháy. Khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy khói sẽ tan khá nhanh, nhưng trên thực tế sẽ bám lại trên đồ vật, quần áo và cả tóc của những người ở gần. Đó cũng chính là một tác nhân vô hình gây ra bệnh phổi TNMT.

Ngoài ra, còn có các loại nấm mốc cũng có thể làm cho các triệu chứng bệnh diễn biến rất nặng nề. Khí hậu nóng ẩm ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Đó chính là nguyên nhân tại sao bệnh thường trở nặng vào những thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc độ ẩm cao. Giai đoạn chuyển mùa trong năm là lúc xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc với người mắc bệnh nhiều năm hoặc người bệnh tuổi cao.

Tiêu diệt “kẻ thù vô hình”

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, bệnh COPD đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn, người bệnh cũng có độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình xử lý bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu bỏ thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với các loại khói. Tuy nhiên, sẽ có những loại khói mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường như đã đề cập ở trên, những loại khói còn sót lại trên đồ vật, quần áo... Những yếu tố dễ gây dị ứng cho đường hô hấp như phấn hoa, lông thú, mùi hóa chất độc hại cũng cần phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường sống của người bệnh. Các khu vực có mật độ dân cư và giao thông cao, các khu công nghiệp sản xuất cũng rất khó tránh khỏi không khí ô nhiễm, kể cả đã đóng kín các cửa hay sử dụng điều hòa không khí.

Gia đình có người mắc bệnh hô hấp nói chung và COPD nói riêng đều cần phải được vệ sinh nhà cửa thật triệt để. Người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh lây nhiễm như tiếp xúc với người bị cúm hoặc các bệnh phế cầu khác. Ngoài ra, gia đình có thể cân nhắc sử dụng thêm các thiết bị làm sạch không khí chuyên biệt. Máy lọc không khí là một thiết bị giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ làm giảm tái phát các triệu chứng bệnh COPD, bởi có thể loại bỏ được nhiều yếu tố vô hình kể trên.

Sử dụng thêm máy lọc không khí trong phòng ngủ nhằm cải thiện chất lượng sức khỏe (ảnh minh họa)

Ngoài thanh lọc môi trường, gia đình cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện của người bệnh. Khi triệu chứng bệnh tái phát, người bệnh có xu hướng bỏ ăn do cơ thể vô cùng mệt mỏi khó chịu. Điều đó khiến cho người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng. Do đó, gia đình nên cho người bệnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chia thành 4-6 bữa/ngày, tránh ăn quá no sẽ gây căng tức khó chịu, khi ăn cần ăn chậm và nhai kỹ. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tập luyện một số bài tập chuyên biệt như tập thở, tập vỗ ngực để xoa dịu các triệu chứng bệnh.

PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dinh khuyến cáo, cần phải nhận biết đúng đắn về chất lượng không khí mà người bệnh đang hít thở, những yếu tố tuy không thể thấy bằng mắt thường không có nghĩa là không tồn tại. Cải thiện môi trường không khí tuy không thể giúp đẩy lùi dứt điểm bệnh phổi TNMT nhưng sẽ giúp cho bệnh ngừng phát triển và cũng sẽ giảm được nguy cơ tái phát triệu chứng bệnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

MAXBUY Miền Bắc: Số 19, Lô 1C, Đường Trung Yên 11D, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội. (Số 19, Ngõ 40, Trung Kính - Có chỗ đậu ôtô)

MAXBUY Miền Nam: Số 101/28 Đường Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 9491

Website: https://airko.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/airko.vn/


Ý kiến của bạn