Hà Nội

Bệnh Parkinson là gì? Những điều bạn nên biết trước khi quá muộn

25-03-2019 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh Parkinson (hay còn gọi là liệt rung Parkinson) là bệnh thoái hóa thần kinh mạn tính với bộ 3 triệu chứng chính gồm run rẩy, cứng đờ và chậm vận động. Bệnh thường tiến triển nặng dần qua nhiều giai đoạn, từ vài năm đến vài chục năm. Ở giai đoạn cuối, phần lớn người bệnh đều gắn liền với xe lăn hoặc tử vong do suy kiệt.

Bệnh Parkinson xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamin bị giảm sút. Nguyên nhân là do một nhóm tế bào nhân xám (sản xuất dopamin) ở đáy não bị thoái hóa và chết đi hàng loạt.

Bệnh Parkinson có thể bị kích hoạt bởi môi trường do nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất

Triệu chứng sớm và nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh Parkinson thường rất đa dạng, bắt đầu ở một bên cơ thể và thường tồi tệ hơn khi sang phía đối diện. Một số biểu hiện chung bạn nên chú ý bao gồm:

- Sự chậm chạp khi đi lại, đặc biệt là khi bạn bắt đầu đi bộ hoặc từ trên giường đặt chân xuống đất.

- Giảm biểu cảm trên khuôn mặt, giọng  nói nhỏ dần, ít  chớp mắt.

- Run ngón tay giống như đang rắc muối hoặc vê thuốc lào, bàn tay lắc vẫy.

- Tư thế khom lưng, khó giữ thăng bằng nhất là khi người bệnh đứng lên, ngồi xuống hoặc xoay người..

- Tay chân co cứng, chữ viết ngày càng nhỏ dần.

- Giảm hoặc mất khả năng nhận biết mùi vị

- Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày…

- Người bệnh dễ buồn rầu, lo âu, trầm cảm.

- Tiểu tiện khó khăn hoặc không tự chủ, dễ bị táo bón kéo dài

Mặc dù thiếu hụt dopamin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson, nhưng vì sao các tế bào não sản sinh dopamin bị chết đi hàng loạt vẫn chưa được sáng tỏ.

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm mạn tính của các tế bào não có thể là một trong những nguyên nhân khởi phát bệnh Parkinson. Vì vậy, ngoài việc tập trung làm giảm triệu chứng thì việc nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi các độc tố cũng là cách giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Parkinson không phải là “cửa tử”, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc, chế độ ăn, lối sống lành mạnh

Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh Parkinson. Vì thế, ngay khi được chẩn đoán, cần phải sớm cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động thể chất thường xuyên. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

- Sử dụng thuốc: Khi bị Parkinson, bạn cần xác định phải sử dụng thuốc cả đời. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả khi dùng đúng liều vào đúng giờ. Với levodopa (Madopar hoặc Sinemet), bệnh nhân phải uống thành nhiều lần trong ngày và không nên dùng thuốc cùng bữa ăn có nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) vì sẽ làm giảm nồng độ thuốc được hấp thu.

- Phẫu thuật: Ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson hoặc khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc điều trị, có thể chọn kỹ thuật kích thích não sâu với chi phí khoảng 30.000USD (~ 700 triệu đồng). Bệnh viện Việt Đức, 108, Huế, Nguyễn Tri Phương… đều đã thực hiện thành công phương pháp này.

Đẩy lùi bệnh Parkinson không dùng thuốc

Parkinson gây ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh về sức khỏe, tâm thần của người bệnh (co cứng cơ, di chuyển chậm chạp, giọng nói nhỏ dần, trầm cảm, lo lắng, mất ngủ…) nhưng với thuốc men kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc sau đây sẽ giúp bạn duy trì hoạt động hàng ngày.

Chế độ ăn khoa học

- Ăn tăng cường chất chống oxy hóa, chống viêm: Chất chống oxy hóa, chống viêm giúp ngăn chặn lão hóa, thoái hóa não, hỗ trợ làm giảm run. Nguồn dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh, trái cây, quả hạch, cá biển…

- Lưu ý cách chế biến: Cách chế biến rất quan trọng để đảm bảo không bị mất dinh dưỡng và không tạo ra các sản phẩm độc hại. Chẳng hạn, bạn nên dùng mỡ động vật để chiên rán vì chúng không bị biến tính ở nhiệt độ cao như dầu thực vật. Hoặc với các món rau, nên luộc chín tới để tránh mất vitamin.

Cá biển giàu omega – 3 tốt cho người bệnh Parkinson có biểu hiện suy giảm trí nhớ

Luyện tập thể thao kết hợp vật lý trị liệu

- Các bài tập như đi bộ, tập với ghế, tập vận động thân trên và thân dưới sẽ giúp hạn chế co cứng và mất thăng bằng bằng. Người bệnh lưu ý khi đi bộ nên đi từng bước một, nhấc cao chân giống như đang bước qua vật cản phía trước, tập đi tiến, đi lùi để tăng khả năng vận động của cơ thể.

- Các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm… sẽ giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm lo lắng, trầm cảm.

- Để giảm đau, cứng đờ, người bệnh có thể tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu… theo hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.

Xem thêm các bài tập tốt cho người bệnh Parkinson TẠI ĐÂY.

Phương pháp mới trên nền lý thuyết của Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền có nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi Parkinson, trong đó nổi bật là Thiên ma, Câu đằng giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh. Người bị Parkinson sau khi sử dụng thấy giảm run rẩy, giảm co cứng cơ bắp, tâm trạng phấn khởi, dễ hòa nhập cuộc sống hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Thiên ma, Câu đằng đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện hỗ trợ làm giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng hỗ trợ giúp làm giảm run chân tay, run khi cầm nắm, nói run run…

Ông Đỗ Bình D (Khâm Thiên, Hà Nội) phát hiện ra Parkinson không còn ở giai đoạn sớm, đã phải dùng thuốc điều trị nhưng các biểu hiện run giảm không đáng kể, tình cờ biết đến sản phẩm Vương Lão Kiện ông đã mua về sử dụng. Chẳng ngờ sau vài tháng, ông nhận thấy sức khỏe ngày càng cải thiện, tay bớt run rẩy, chân đi lên cầu thang dễ dàng, ông ngủ và ăn ngon hơn. Xem chia sẻ câu chuyện của ông TẠI ĐÂY.

Xem thêm TẠI ĐÂY đánh giá của Chuyên gia thần kinh học về sản phẩm Vương Lão Kiện.

Sống với bệnh Parkinson là một hành trình dài và chắc chắn đầy khó khăn, thử thách. Nhưng nếu bệnh nhân kiên trì điều trị đúng hướng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp thêm với các liệu pháp dược thảo Thiên ma, Câu đằng giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh.

Hotline: 0904 904 660 – 0964 781 912

(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).


Lan Anh
Ý kiến của bạn