(Tân Phước - Tiền Giang)
Bệnh Parkinson được James Parkinson mô tả lần đầu tiên vào năm 1817, là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh, chỉ sau bệnh Alzheimer. Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa nơron dopaminergic thể nhạt-liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.
Về nguyên nhân, cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ, tuy nhiên có nhiều tác giả cho là bệnh tự phát và xếp vào các bệnh thoái hóa, thần kinh trung ương; sự thóa hóa mà gây bệnh Parkinson hay còn gọi liệt rung.
Về triệu chứng, bệnh khởi đầu thường kín đáo với các triệu chứng không điển hình như vô cảm, mệt mỏi, ít linh hoạt nên thông thường nhầm với trầm cảm. Khoảng 80% số ca dấu hiệu làm cho bệnh nhân hoặc người xung quanh để ý là run; đến giai đoạn toàn phát có 3 triệu chứng chính:
Run tĩnh trạng: Với biểu hiện run lúc nghỉ ngơi, mất khi làm động tác hữu ý và khi ngủ, run chủ yếu ở ngọn chi, chi trên là chủ yếu tạo nên dấu hiệu bóp vụn hoặc như đếm tiền, ít thấy run ở đầu nhưng đôi khi thấy run ở môi, cằm và lưỡi, run tăng lên khi xúc cảm, mệt mỏi hoặc tập trung cao độ hay gắng sức tay bên đối diện.
Vô động hay giảm động: Ở mặt rất ít chớp mắt, vẻ mặt kém linh hoạt, đờ đẫn, lạnh nhạt và mất nét, đầu ít cử động chỉ có nhãn cầu khi có kích thích, tay giảm hoặc không vung vẫy lúc đi, hai tay dán sát vào thân.
Tăng trương lực cơ: Tăng trương lực tất cả các cơ nhưng ưu thế cơ gấp nên tạo tư thế hơi gấp như đầu cúi ra trước, lưng cong, gối và khuỷu gấp, trương lực cơ tăng hơn khi làm động tác hữu ý như nắm chặt các ngón tay bên đối diện- nắm đấm.
Không ngừng thuốc đột ngột; không dùng thuốc khi người bệnh có chứng loạn tâm thần, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng, loạn nhịp tim, loét dạ dày tá tràng. Ngoài thuốc ra người bệnh cần tập vận động trị liệu, nhằm điều chỉnh các biến dạng tư thế và co rút gân, tập vận động tích cực như tập đi, tập dáng điệu, vận động khớp.