Bệnh nhân sưởi ấm bị bỏng thương tâm phải cắt bỏ 2/3 cánh tay

10-01-2019 14:23 | Camera bệnh viện

SKĐS - Các bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia vừa tiếp nhận bệnh nhân bị bỏng do sưởi ấm. Điều đáng nói do bệnh nhân mắc bệnh động kinh nên khi bị bỏng không biết khiến cánh tay đã thành than. Các bác sĩ phải cắt bỏ 2/3 cánh tay do hoại tử đến khuỷu tay.

Do lạnh nên ở nhà anh D. đã lấy củi đốt để sưởi, khi đó cơn động kinh bất ngờ khiến cho anh ngã vào bếp, anh D cho biết, cơn động kinh qua đi anh tỉnh dậy thì cánh tay đang cháy, do mặc áo ấm nên nó đã lan lên tật người, anh cố vùng vẫy và kêu thì em trai và mẹ nhà ngay cạnh đã sang giúp.

Sau khi lấy nước dập được lửa gia đình đưa anh D đến bệnh viện ĐK Bắc Giang nhưng do tổn thương nặng nên được chuyển ngay đến Viện Bỏng Quốc Gia.

Tay của bệnh nhân D. khi vào viện được rạch hoại tử giải phóng chèn ép nhưng không có kết quả vẫn phải cắt cụt.                                Ảnh:BSCC

Theo TS BS Nguyễn Hải An- Trưởng khoa hồi sức cấp cứu (Viện Bỏng quốc gia) Khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nặng  và cánh tay trái do mặc áo nên vết bỏng sâu  gần như thành than. Ngay lập tức bệnh nhân được chống sốc và điều trị tích cực.

Tuy nhiên, do vết thương nặng nên bệnh nhân đã phải cắt bỏ 2/3 cánh tay. BS An cho biết thêm. "Tay của bệnh nhân D. khi vào viện được rạch hoại tử giải phóng chèn ép, giúp cho tuần hoàn xuống được vùng ngoại vi, nhưng không có kết quả vẫn phải cắt cụt" BS An nói.

Theo lời kể của chị Trần Thị .T – vợ bệnh nhân D vào khoảng tháng 12 năm 2007 trong anh D chồng chị bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, sau khi phải mổ, ghép sọ, từ đấy anh D bị di chứng động kinh. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã rất nhiều lần anh bị ngã khi đang điều khiển xe hoặc làm đồng nên từ đó chị cũng lo lắng. Chị phải xin đi làm thuê xa nhà và anh ở nhà đỡ đần cơm cháo kèm con học và chăn nuôi.

Điều đáng nói là anh D chủ quan không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chị T cho biết;  mặc dù giục chồng mua thuốc về uống nhưng anh ấy không mua vì cho rằng đỡ rồi và bỏ thuốc dần dần.

Nhà chị thường đun nấu bằng bếp ga, nhưng lạnh quá để tiết kiệm nên lấy thêm  đốt củi sưởi, thỉnh thoảng nấu nước tắm, nấu cám lợn cho giảm chi phí sinh hoạt.

Chị Trần Thị .T –nghẹn ngào cho biết; Gia đình và em cũng không lường trước được sự việc sẽ phải cảnh giác với lửa và nước. Dù biết được nguy cơ lúc nào cũng trực cạnh nhưng do hoàn cảnh kinh tế và neo đơn nên vẫn để anh ở nhà một mình nhưng sau này xuất viện về nhà cũng phải dặn anh cẩn thận hơn, tránh gần bếp lửa hoặc ra gần nơi có ao hồ.

Bệnh nhân D đang được các bác sĩ chăm sóc và theo dõi.

BS An cho biết;  Do bệnh nhân mắc động kinh nên có các biểu hiện điển hình là các cơn co giật, sùi bọt mép… Bệnh có nhiều thể khác nhau, nhiều khi chỉ là cơn vắng ý thức, rối loạn cảm giác, hành động bất thường do vậy, để phòng tránh tai nạn đáng tiếc, người bị bệnh động kinh không nên ngồi bên bếp lửa, nấu ăn hay tắm một mình, không tham gia giao thông hay đi bơi một mình, nếu bơi thì chọn những vùng nước nông.

 

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong bệnh động kinh

Người bệnh khi lên cơn co giật, động kinh thường không ý thức được những gì đang xảy ra, do đó dễ gặp một số tai nạn nguy hiểm, chẳng hạn như:

- Ngừng thở, tổn thương não bộ do thiếu oxy.

- Thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, kỹ năng ngôn ngữ, học tập kém, thường gặp ở trẻ em.

- Gãy xương, chấn thương não do người bệnh bị ngã, ngất khi làm việc trên cao hoặc chết đuối nếu lên cơn khi đang bơi.

- Ngã, té xe khi người bệnh đang tham gia giao thông.

- Phụ nữ có thai dễ gặp tình trạng sảy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, sức khỏe yếu và dễ mắc nhiều bệnh lý về tim mạch,…

- Tử vong đột ngột

Bên cạnh đó, những cơn co giật tái phát nhiều lần, cùng với sự phóng điện liên tục, kịch phát trong não bộ, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm trí nhớ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách.



 


Khánh Mai
Ý kiến của bạn