Bệnh nhân rất cần sự động viên

15-04-2009 4:29 PM | Thời sự

Lương y như từ mẫu là những từ cao quý dành cho đội ngũ thầy thuốc. Mỗi bệnh nhân tìm đến với bệnh viện vì có vấn đề về sức khỏe nên đặt hết niềm tin vào các y, bác sĩ. Bị đau ốm, bệnh tật đã là nỗi đau của chúng tôi vì thế chúng tôi luôn mong muốn được chia sẻ, quan tâm khi đến nơi mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp cho sự sống của mình được kéo dài hơn.

Lương y như từ mẫu là những từ cao quý dành cho đội ngũ thầy thuốc. Mỗi bệnh nhân tìm đến với bệnh viện vì có vấn đề về sức khỏe nên đặt hết niềm tin vào các y, bác sĩ. Bị đau ốm, bệnh tật đã là nỗi đau của chúng tôi vì thế chúng tôi luôn mong muốn được chia sẻ, quan tâm khi đến nơi mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp cho sự sống của mình được kéo dài hơn.

Phần đông các y, bác sĩ đều quan tâm giúp đỡ bệnh nhân và đưa ra những lời khuyên giúp chúng tôi vững tin hơn. Một nụ cười, một ánh mắt nhìn thông cảm của thầy thuốc có tác dụng rất nhiều với bệnh nhân và thân nhân đi theo vì ngoài thầy thuốc ra, nào ai biết căn bệnh trong chính mình thế nào trong khi bất cứ ai đau ốm bệnh gì thì dường như bệnh của mình là nghiêm trọng nhất. Xin cảm ơn nhiều bác sĩ, y tá đã thật sự chia sẻ động viên bệnh nhân, là chỗ dựa tin cậy cho chúng tôi trong lúc lo lắng, đau đớn, hoang mang. Sự chia sẻ ấy cũng là thuốc trước khi các thầy thuốc điều trị bệnh. Chữa bệnh cũng là một cuộc chiến đấu, rất cần sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân và hầu như tất cả các thầy thuốc chúng ta đã xây được lòng tin nơi người bệnh để họ vững vàng tự tin trước khi bước vào “cuộc chiến đấu với bệnh tật”.

Tuy nhiên, cũng có một số ít người đã làm ngược lại với tôn chỉ của nghề y khiến chúng tôi hụt hẫng và dần mất lòng tin. Chúng tôi không phải là bác sĩ nên làm sao biết được những từ ngữ chuyên môn mà các bác sĩ sử dụng, vì thế đừng nên quát tháo hay nói nặng lời lúc khám bệnh khi thấy chúng tôi không hiểu.

Nghĩ gì khi hình ảnh một cụ già gần 70 tuổi bị một cô nhân viên phòng khám đáng tuổi con cháu quát nạt giữa đám đông chỉ vì lạc thẻ bảo hiểm mặc dù ai cũng biết cô đang chịu sự quá tải? Hay hình ảnh của một người phụ nữ miền Trung vào thành phố khám bệnh, lạ nước lạ cái, hỏi thăm cô y tá thì nhận được câu trả lời đầy gắt gỏng “không biết chữ sao, đằng trước kìa”. Không lẽ cứ gắt gỏng, cáu kỉnh là vợi được nỗi mệt nhọc của sự quá tải?

Hay chuyện về một cô sinh viên sư phạm vào bệnh viện khám bảo hiểm, sau khi nói rõ triệu chứng với bác sĩ thì câu đầu tiên nhận được từ bác sĩ là “một trong những đức tính của nhà giáo là phải trung thực”. Cô sinh viên ngớ người trước câu nói của bác sĩ và hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó. Là một bác sĩ mà chỉ nghe bệnh nhân kể triệu chứng đã có thể thốt lên những lời như vậy thì quả là đáng phải suy nghĩ... Tâm lý chung của mọi người là không ai muốn phải vào bệnh viện nên không ai đem sức khỏe của mình ra đùa giỡn bao giờ. Ngoài liều thuốc giúp cho cơ thể khỏe hơn, chúng tôi còn cần một liều thuốc tinh thần để vượt qua bệnh tật. Hãy để chúng tôi, những bệnh nhân cảm nhận được sự ấm áp như câu “lương y như từ mẫu”, đừng để lòng tin của chúng tôi mất dần vì nhưng hình ảnh không đẹp ấy.

Vĩnh Anh


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH