Bệnh nhân nhập viện, thở máy dễ bị COVID-19 kéo dài

11-03-2022 14:18 | Thông tin dược học

SKĐS - Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 phải nhập viện có nhiều khả năng bị khó thở, mệt mỏi và các triệu chứng khác của COVID-19 kéo dài, đây là kết quả của một nghiên cứu mới.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network cho biết, các triệu chứng COVID-19 kéo dài phần lớn tùy thuộc vào tuổi tác và tình trạng bệnh có phải nhập viện sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 hay không. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các chuyên gia y tế hiểu thêm về các triệu chứng và tình trạng có thể phát triển sau khi nhiễm COVID-19 hay còn gọi là COVID-19 kéo dài.

"COVID-19 kéo dài" thường gặp ở bệnh nhân nhập viện, thở máy - Ảnh 1.

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử tổng hợp của hơn 2 triệu trẻ em và người lớn đã được xét nghiệm COVID-19 từ tháng 3 - 12/2020 và khám sức khỏe sau đó từ 31 đến 150 ngày. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những chẩn đoán mới về khó thở, bất thường nhịp tim không đặc hiệu và bệnh đái tháo đường loại 2 phổ biến ở những bệnh nhân nhập viện sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính và những người thuộc nhóm lớn tuổi.

1. Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhân COVID-19 nhập viện

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khó thở và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến nhất đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trệu chứng rối loạn tiêu hoá phổ biến hơn ở những người dưới 20 tuổi, trong khi rối loạn giấc ngủ phổ biến ở những người từ 20 tuổi trở lên. Trong số tất cả các bệnh nhân nhập viện, các bất thường về nhịp tim không đặc hiệu - như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc đánh trống ngực - cũng rất phổ biến.

Nghiên cứu cũng quan sát các tình trạng phổ biến nhất xảy ra từ 31 đến 150 ngày sau nhiễm COVID-19. Đối với những bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên nhập viện sau khi xét nghiệm dương tính, các tình trạng sau đây là phổ biến nhất:

Trong số những bệnh nhân từ nhóm tuổi này phải thở máy, rối loạn thần kinh ngoại biên mới khởi phát cũng là rối loạn phổ biến. Trong khi đó, đối với những bệnh nhân dưới 20 tuổi nhập viện, lo âu và trầm cảm là những tình trạng  phổ biến nhất. 

Bất kỳ ai đã bị COVID-19 đều có thể gặp các triệu chứng hậu COVID, xảy ra vài tuần sau khi nhiễm bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là tránh nhiễm COVID-19, có thể được thực hiện bằng cách đeo khẩu trang và tiêm vaccine phòng bệnh theo khuyến nghị.

2. Các triệu chứng kéo dài liên quan đến mức độ COVID-19 nghiêm trọng 

Các phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy rằng các triệu chứng và tình trạng COVID-19 kéo dài có thể phổ biến hơn đối với những người bị COVID-19 nặng. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự gia tăng các triệu chứng và tình trạng bệnh ở những người nhập viện và / hoặc thở máy so với những người không nhập viện.

Giống như nhiều bệnh do virus gây ra, COVID-19 gây viêm ở các hệ thống cơ quan khác nhau. Phản ứng viêm càng nghiêm trọng hoặc lan rộng thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng tăng. Phản ứng viêm này sau đó có thể tự biểu hiện ở các hệ thống cơ quan khác dưới dạng các triệu chứng hoặc không cho đến sau này, mặc dù có thể có những cơ chế khác vẫn chưa được xác định.

Có những cơ chế được đề xuất khác có thể dự đoán COVID-19 kéo dài, như có tải lượng virus cao hơn trong giai đoạn đầu của COVID-19 hoặc phản ứng miễn dịch bị rối loạn điều chỉnh mạnh hơn trong giai đoạn cấp tính ngay sau của bệnh.

Nghiên cứu này chứng minh  virus gây ra COVID-19 nghiêm trọng hơn các virus khác. Điều này cũng rất quan trọng vì nó giúp các chuyên gia y tế biết loại triệu chứng và điều kiện cần chú ý sau khi một người mắc COVID-19 để có thể tư vấn cho bệnh nhân về những gì có thể xảy ra.

3. Người mắc COVID-19 kéo dài có dễ bị tái nhiễm?

Những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài cũng dễ bị tái nhiễm COVID-19, tuy nhiên, kết luận này cần nghiên cứu thêm để khẳng định. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng những bệnh nhân có các triệu chứng COVID kéo dài nhất định có mức kháng thể COVID-19 thấp hơn, nhưng liệu điều đó có nghĩa là họ dễ bị tái nhiễm hơn hay không?

Một nghiên cứu gần đây điều tra 4 yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với COVID kéo dài cho thấy sự hiện diện của một số tự kháng thể nhất định có thể liên quan đến khả năng cao hơn các triệu chứng kéo dài. Họ phát hiện ra rằng khi các tự kháng thể tăng lên, các kháng thể bảo vệ giảm xuống, điều này có thể khiến những người mắc COVID-19 kéo dài dễ bị nhiễm trùng đột phá hơn. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, những người được tiêm chủng đầy đủ được tiêm liều nhắc lại hoặc bổ sung có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 thấp hơn đáng kể so với những người không được tiêm chủng.

Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, cần phải tiêm liều bổ sung và tất cả những người đã được tiêm chủng đầy đủ được khuyến khích tiêm nhắc lại. Nghiên cũng cũng cho thấy tầm quan trọng của vaccine để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và các biến chứng tiềm ẩn của nó.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Bắt giữ hàng ngàn bộ kit test, thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.

DS. Dương Khánh Linh
Ý kiến của bạn