Hà Nội

Bệnh mề đay

30-10-2013 17:29 | Tin nóng y tế
google news

Cứ thời tiết chuyển mùa nhất là mùa lạnh là em bị mề đay ngứa ngáy rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết có cách gì hạn chế được không?

Cứ thời tiết chuyển mùa nhất là mùa lạnh là em bị mề đay ngứa ngáy rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết có cách gì hạn chế được không?

Trần Văn Toàn(Hà Giang)

Mề đay (còn gọi là bệnh mày đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, tuy vậy bệnh hay tái phát, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa.

Bệnh mề đay 1
 Mề đay hay tái phát khi chuyển mùa.

Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Vì vậy, nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc… Không nên uống rượu, bia bởi vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tràn về và khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh trầy xước da dẫn đến chảy máu làm da bị viêm da do bội nhiễm, mưng mủ gây khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng do nhiễm khuẩn huyết.

Khi có biểu hiện mắc bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ da liễu để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra.

Bác sĩ Trần Văn Đĩnh


Ý kiến của bạn