Bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Có khoảng 20% người tiểu đường gặp các bệnh về mắt như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và có khoảng 85% người bệnh sau này sẽ có biến chứng tổn thương võng mạc. Đây là bệnh lý, nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì có thể gây mù cho người bệnh.
Mắt nhức, mờ dần
Tại Bệnh viện Mắt TƯ, tôi gặp chị Nguyễn Thị Duyên (Hải Dương). Mới 40 tuổi, nhưng chị đã phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường 5 năm. Cách đây khoảng một năm chị phát hiện mắt mình ngày càng mờ dần, thỉnh thoảng chị cảm thấy đau nhói mắt và mất thị lực một vài giây. Chị chia sẻ điều này với chồng và anh rất lo lắng. Khi anh đưa chị tới bệnh viện thăm khám thì biết chị bị bệnh bong võng mạc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ cho biết, cũng may anh chị phát hiện sớm, nếu không bệnh nặng, chị có thể không nhìn thấy. Sau khi điều trị laser toàn bộ võng mạc, mắt của chị Duyên không còn cảm thấy đau nhức, khả năng nhìn được cải thiện.
Nguyên nhân chính gây nên bong võng mạc
Đối với người bệnh tiểu đường, nguyên nhân chính gây nên bong võng mạc là việc tăng đường huyết (tăng Glucoze trong máu bệnh nhân) trong một thời gian dài. Đường huyết cao gây tổn thương, phá hủy thành các mao mạch ở đáy mắt, ảnh hưởng đến tính thấm các mao mạch này, hậu quả là dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài gây xuất huyết và phù nề.
Với giai đoạn đầu, đây là giai đoạn các mạch máu nhỏ - mao mạch, xuất hiện những thay đổi trong võng mạc. Một số mạch máu bị tắc, lâu dần dẫn đến các tế bào thần kinh bị chèn ép và chết. Do không thường xuyên thăm khám và biết cách phát hiện sớm bệnh nên mọi người hay gặp biến chứng bong võng mạc ở giai đoạn đã nặng. Lúc này, sự cung cấp máu cho võng mạc giảm, dây thần kinh thị giác thoái hóa làm tổn thương các sợi thần kinh gây nên thị lực giảm liên tục, những mạch máu đã bị tổn thương sẽ liên tục phát triển có thể đứt bất cứ lúc nào, nếu xuất hiện trên diện rộng có thể gây nên mất thị lực đột ngột…
Thảo dược ngăn ngừa biến chứng võng mạc người tiểu đường
Biến chứng mắt tuy không gây chết người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì thường gây tàn phế và làm mất khả năng lao động. Vậy có cách nào ngăn ngừa biến chứng?
Lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất đối với người bệnh tiểu đường là luôn luôn giữ đường huyết trong vùng an toàn. Cần khống chế huyết áp thường xuyên ở mức dưới 130/80mmHg. Bỏ thói quen hút thuốc lá. Cần đi khám mắt thường xuyên ít nhất là 1 lần mỗi năm và hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu thấy có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang 2 bên mà bình thường mình vẫn nhìn được…
Hiện nay, giới y học cho rằng việc bổ sung một số loại thảo dược như: Khổ qua, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật… có công dụng rất tốt giúp giảm đường huyết, giảm chỉ số HbA1c. Những thảo dược này được chiết xuất thành viên nang TĐcare tiện dụng. Mặt khác, trong TPCN TĐcare còn chứa tảo Spirulina có tác dụng làm giảm HbA1c rõ rệt. Đây là chỉ số kiểm soát biến chứng nên người bệnh không lo đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh sau 12 tuần điều trị, Khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8.5% xuống 7.5%) do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh... Bạn có thể yên tâm dùng TĐcare lâu dài sẽ không gây tác dụng phụ mà mang lại hiệu quả cao. Song hành với việc dùng các loại thảo dược là việc ăn uống, tập luyện cần hợp lý. Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm, tăng cường rau xanh… Đặc biệt, không nên vì một lý do không xứng đáng nào đó mà bỏ quên các bài tập thể dục hữu ích như đi bộ, cầu lông…
Số ĐT tư vấn: 1900 6436