Bệnh lý về tuyến giáp và phương pháp đẩy lùi từ thiên nhiên

26-09-2019 15:13 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo thống kê, ở nước ta tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp chiếm 3,7% dân số và đang có xu hướng tăng cao, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 3 lần so với nam giới, đặc biệt là những người trong độ tuổi 20.

Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới (ảnh minh hoạ)

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết có hình bướm nhỏ ở phía trước cổ. Bệnh xảy ra khi tuyến trở nên hoạt động quá mức, được gọi là cường tuyến giáp (cường giáp), hoặc hoạt động kém, gọi là suy tuyến giáp (suy giáp). Đây là những rối loạn phổ biến nhất trong số các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Các bệnh tuyến giáp thường gặp bao gồm: Cường giáp, nhược giáp (suy giáp), bướu đơn thuần (thiếu Iod), bướu lành tính, nhân xơ tuyến giáp và ung thư giáp trạng.

Cường giáp là tình trạng có quá nhiều hormon tuyến giáp trong cơ thể. Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp làm tăng chuyển hóa (cách sử dụng năng lượng), tăng nguy cơ mắc bệnh khác như tim mạch, loãng xương, và những vấn đề gặp trong khi đang mang thai.

Suy giáp là hội chứng xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ hơn 60 tuổi. Suy giáp thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì ít có triệu chứng.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là tình trạng rối loạn nội tiết thường gặp, có thể thấy cho dù thiếu hay thừa hormone đều gây ra những vấn đề về sức khỏe toàn thân nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở tất cả lứa tuổi nhưng thường xuất hiện trên người trưởng thành và nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Các chuyên gia cho biết, bệnh lý tuyến giáp dù có các triệu chứng khác nhau nhưng đều có cùng nguyên nhân là do rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Tức là bệnh tuyến giáp xảy ra do cơ thể sản sinh ra các kháng thể tự sinh chống lại chính các hoạt động của cơ thể mình.

Cụ thể:

- Trong hội chứng cường giáp: Cơ thể sản sinh ra các kháng thể tự sinh tương tự như hormone TSH là TSAb, do đó kích thích tuyến giáp tăng tiết T3 và T4.

- Trong hội chứng suy giáp: Cơ thể sản sinh ra các tự kháng thể tiêu diệt các tế bào tuyến giáp tổn thương, do đó làm thiếu hụt nồng độ hormone TSH, khiến cho tuyến giáp giảm tiết T3 và T4.

Những triệu chứng của bệnh

Khi có những dấu hiệu sau bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để có những chẩn đoán chính xác và kịp thời về sức khỏe của mình:

● Căng thẳng và run rẩy tay cùng với trạng thái kích thích: Những triệu chứng này báo hiệu tình trạng tăng chức năng tuyến giáp tạng (cường giáp);

● Rối loạn tri giác và kém tập trung: Cường giáp (tăng nồng độ của hormone tuyến giáp) và suy giáp (giảm nồng độ của hormone tuyến giáp) có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, bạn thường cảm thấy buồn và chán nản. Mặt khác, cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung;

Rối loạn tri giác, kém tập trung cũng là một trong những triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp (ảnh minh hoạ)

● Những thay đổi kinh nguyệt: Suy giáp đôi khi kết hợp với rong kinh và cường kinh, trong khi cường giáp đặc trưng bởi thiểu kinh;

● Phù, giữ nước trong cơ thể: Đây là dấu hiệu của suy tuyến giáp;

● Tăng nhịp tim: Nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp;

● Đau nhức: Đau cơ có mối liên hệ với các vấn đề tuyến giáp;

● Tăng cân: Tình trạng thường đi kèm với chức năng tuyến giáp thấp hơn bình thường;

● Mức cholesterol cao: Sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp;

● Không thể chịu nóng: Những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao;

● Chịu lạnh kém: Những người có tuyến giáp kém hoạt động cảm thấy lạnh thường xuyên.

>>> XEM THÊM: Bệnh tuyến giáp có lây không và biện pháp khắc phục như thế nào TẠI ĐÂY.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh tuyến giáp

Người mắc bệnh tuyến giáp nên thực hiện một chế độ ăn khoa học với nhiều rau xanh và trái cây giúp cân bằng hormone. Đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như, súp lơ xanh, rau muống,...

Tăng cường trong thực đơn hàng ngày các loại hạt như: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là những nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru. Các loại hải sản như tôm, cá, cua... cũng là những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp với nhiều vi chất bổ dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3...

Loại bỏ các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ khỏi thực đơn của người bệnh (ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Điều này sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng ở sản phụ trong và sau thai kỳ. Đồng thời, thai nhi cũng sẽ được đảm bảo phát triển cân đối về thể chất và trí tuệ.

Nên loại bỏ khỏi thực đơn các sản phẩm từ đậu nành không lên men như sữa đậu nành, đậu phụ; các loại rau thuộc họ cải như cải xoăn, cải bruxen, củ cải chứa nhiều chất Isothiocyanates,chất này có khả năng cản trở các hoạt động của tuyến yên; đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn; các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

>>> XEM THÊM: Bệnh suy giáp có xử lý triệt để được không TẠI ĐÂY.

Sử dụng hải tảo trong phòng và đẩy lùi bệnh tuyến giáp

Như đã trình bày ở trên, các bệnh tuyến giáp đều xuất phát từ nguyên nhân rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Do đó, mục tiêu điều trị của các bệnh lý tuyến giáp là: Ổn định hệ miễn dịch, điều hòa chức năng tuyến giáp, làm mềm và giảm kích thước bướu cổ, giảm nhẹ triệu chứng bệnh, giảm mệt mỏi.

Từ lâu, hải tảo được biết đến là một  vị thuốc quý có công dụng giúp hỗ trợ đẩy lùi nhiều căn bệnh trong đó có các bệnh lý về tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; chống suy giảm bạch cầu; chống phóng xạ; giảm cholesterol máu; bổ sung lượng i-ốt phong phú cho cơ thể, giúp phòng chống bướu cổ do thiếu i-ốt; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do; thúc đẩy quá trình ngưng tập hồng cầu, có tác dụng cầm máu; chống khối u và ung thư…

Hải tảo có tác dụng trong phòng và đẩy lùi các bệnh tuyến giáp (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết xuất được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giúp giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Trong hải tảo còn chứa các thành phần hoạt chất sinh học giúp hạ huyết áp, giúp giảm triệu chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân cường giáp và thậm chí tiêu diệt những gốc tự do có thể gây ung thư tuyến giáp.

Ích Giáp Vương có hiệu quả trong phòng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh tuyến giáp

Với thành phần chính là hải tảo, kết hợp cùng các dược liệu quý khác như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, MgCl2, Kl,… Ích Giáp Vương mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ phòng và đẩy lùi bệnh tuyến giáp. Sản phẩm giúp làm mềm, giảm đau ở tuyến giáp, giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, đồng thời giúp phòng ngừa các rối loạn tuyến giáp: Cường giápbasedow,...

Những đối tượng phù hợp sử dụng Ích Giáp Vương gồm có:

- Những người mắc các rối loạn ở tuyến giáp như nhược giáp (bao gồm cả nhược giáp Hashimoto), cường giáp (Graves – Basedow), bướu tuyến giáp, u lành tính nhân xơ tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.

- Những người phải tiếp xúc với các nguồn phóng xạ.

Ích Giáp Vương có thành phần từ các thảo dược thiên nhiên, do đó không gây ra bất kỳ tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng, có thể dùng cho cả trẻ em. Sản phẩm được bào chế dạng viên nén tiện lợi, phù hợp với nhiều đối tượng.

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích cụ thể về tác dụng của Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công sau khi sử dụng Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thu Trang



Ý kiến của bạn