Hen phế quản – Những tồn tại nhức nhối
Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen phế quản, chi phí điều trị trung bình 500 USD cho mỗi người/năm. Tại nước ta có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301 USD/người/năm và ít nhất 3.000 người tử vong do bệnh hen mỗi năm. Đáng báo động là tình trạng trẻ mắc hen, có 6 – 8% số trẻ dưới 4 tuổi đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này. Học sinh nội thành có gần 13% mắc hen. Tỷ lệ này thấp hơn trong số các học sinh ngoại thành nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 10%… Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy nhưng người bệnh thiếu kiến thức về bệnh lý và cách phòng bệnh, đánh giá thấp biểu hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh, còn thiếu những thông tin cập nhật cần thiết. Người bệnh chưa ý thức được việc chữa hen chủ yếu phải điều trị dự phòng chứ không phải là chữa cắt cơn. Nhiều người mắc bệnh hen không tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị dự phòng mà đợi lúc bệnh nặng lại lạm dụng thuốc cắt cơn, không có thói quen dùng điều trị dự phòng khiến bệnh ngày càng có xu hướng nặng lên, cơn hen tái đi tái lại dù đã dùng thuốc cắt cơn.
Đặc biệt nhiều người bệnh còn kỳ vọng vào việc điều trị “dứt điểm”, “hoàn toàn”, khỏi 100% mà không biết rằng, hen là căn bệnh mạn tính, cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt. Và dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Mục tiêu của điều trị kiểm soát hen phế quản
Để kiểm soát được bệnh, về phía người bệnh cần kiểm soát triệu chứng và giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc. Bản thân người bệnh cũng có thể xác định được nguyên nhân kích phát cơn hen của mình qua quan sát mối liên quan giữa các yếu tố môi trường và triệu chứng của bệnh. Khi xác định được nguyên nhân, tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ nguyên nhân là phương pháp tối ưu để điều trị hen phế quản. Khi không loại bỏ được nguyên nhân hoặc khi triệu chứng tiến triển không ngừng thì cần phải dùng thuốc.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc cắt cơn khi có đợt cấp kèm theo thuốc điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng trong hen phế quản rất quan trọng, thuốc được dùng lâu dài, có khi kéo dài hàng năm. Các bác sĩ sẽ đánh giá đáp ứng thuốc tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng hen phế quản của người bệnh để quyết định tăng hay giảm liều thuốc điều trị.
Cùng lắng nghe tư vấn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh về vai trò của việc điều trị dự phòng giúp hạn chế tái phát hen phế quản qua chương trình tư vấn trực tuyến "Bệnh hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả":
Bước tiến mới trong chương trình kiểm soát hen triệt để
Chương trình kiểm soát hen triệt để (gọi tắt là GOAL – Gaining Optimal Athma Control) là một bước tiến mới trong chương trình phòng chống hen toàn cầu (GINA). Đây là mô hình kiểm soát hen mới nhất, hiệu quả nhất tại cộng đồng và gia đình theo hướng lấy điều trị dự phòng làm chủ yếu. Mô hình này đã được các giáo sư đầu ngành của 7 nước trên thế giới công nhận qua thử nghiệm với hơn 5.000 người bệnh ở 326 trung tâm tại 44 nước và hiện đang được nhiều nước tiên tiến áp dụng.
Chương trình được đặt ra theo 6 mục tiêu: không có biểu hiện của hen; không nhập viện, không cấp cứu; không dùng thuốc cắt cơn; không nghỉ việc, không nghỉ học; lưu lượng đỉnh gần như bình thường (khoảng 80%); không có tác dụng phụ do thuốc. Toàn bộ tiêu chí đó phải được duy trì liên tục ít nhất 7-8 tuần (giai đoạn 1) và kéo dài đến tuần thứ 56 (giai đoạn 2), ngăn chặn khả năng tái phát hen trong một thời gian dài.
Để đạt được đủ 6 mục tiêu trên ngoài điều trị dự phòng cần điều trị dự phòng hen bằng các loại thuốc phối hợp điều trị hoặc Corticoid dạng khí dung (gọi tắt là ICS) theo phác đồ điều trị 4 bậc trong vòng 3 tháng hoặc dự phòng bằng thuốc hen thảo dược theo phác đồ 8 – 10 tuần.
Anh N.N.V bị hen cách đây 12 năm, đã điều trị nhiều nơi nhưng đều không có kết quả, bệnh ngày một nặng thêm, có thời kỳ phải ngồi xe lăn, sau khi được thường xuyên đo lưu lượng đỉnh và tự kiểm soát được căn bệnh của mình bằng thuốc dự phòng, 2 năm nay anh không phải nhập viện. Chị H.Hg (Thanh Xuân, Hà Nội) bị hen rất nặng phải nhập viện liên tục, một tháng có khi phải vào viện 2-3 lần, gần 3 năm nay kể từ khi điều trị dự phòng thường xuyên bằng thuốc hen thảo dược, bệnh tình của chị dần dần ổn định. Hơn 1 năm qua, chị chưa phải nhập viện và bắt đầu tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày – điều mà trước đây chị không thể làm được.
Thêm một tin vui mới cho các người mắc bệnh hen, nhất là đối với những người bệnh nghèo, ngoài các thuốc dự phòng, thuốc hen thảo dược đã có trong danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân giảm bớt một phần khó khăn để tiếp tục yên tâm, kiên trì điều trị căn bệnh của mình.
Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen phế quản, viêm phế quản và COPD tại website: www.benhhen.vn. Tổng đài theo dõi tư vấn điều trị miễn phí: 1800 545435
Thông tin về thuốc thảo dược điều trị dự phòng hen phế quản đã được Bộ Y tế cấp phép:
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |