Hà Nội

Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

27-06-2022 20:00 | Y học cổ truyền
google news

Bệnh gút là một dạng viêm khớp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí đau không thể di chuyển được. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời.

Bệnh gút là gì? Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh gút (tên tiếng Anh là gout) là một dạng viêm khớp gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp, thường khởi phát ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Gút thường được phân loại thành thể cấp và mạn tính. Nếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gout còn được chia thành thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

Với thể nguyên phát và bẩm sinh, bệnh thường xảy ra do yếu tố cơ địa hoặc di truyền. Với thể thứ phát, bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến bộ phận này không thể lọc axit uric từ máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng lại ở các cơ quan trong cơ thể dưới dạng tinh thể urat. Khi các tinh thể này lắng đọng ở màng hoạt dịch, ổ khớp sẽ gây ra tình trạng sưng, đau, nóng đỏ tại các khớp, hình thành nên bệnh gút.

Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 1.

Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới trung tuổi (phổ biến ngoài 40). Đặc biệt, người bị suy giảm chức năng gan, thận hay chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia… sẽ có khả năng bị gút cao hơn bình thường.

Triệu chứng bệnh gút nên thận trọng

Thông thường, dấu hiệu bệnh gút thường dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, viêm khớp,... Dưới đây là những triệu chứng bệnh gút điển hình không nên bỏ qua:

- Đau khớp dữ dội ở các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay… Cơn đau bùng phát dữ dội từ 4 đến 12 giờ đầu tiên kể từ khi bắt đầu.

- Đau âm ỉ: Sau đợt gút cấp, các cơn đau sẽ "hạ nhiệt" và kéo dài âm ỉ, thời gian này có thể vài tuần, vài ngày.

- Các khớp bị tấy đỏ, ấn vào thấy mềm, hơi nóng.

- Hạn chế hoạt động: Khi bệnh gout tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong vận động, hạn chế di chuyển.

Bệnh gút có nguy hiểm không? Những biến chứng cần cảnh giác

Người bệnh gút có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

- Biến dạng khớp, viêm đa khớp

- Thoái hóa khớp

- Cơ thể tích tụ quá nhiều tinh thể urat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, suy giảm chức năng thận

- Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

- Nguy cơ hoại tử khớp, tàn phế

Mặc dù có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh gút có thể kiểm soát hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và thay đổi lối sống khoa học.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh gút

Người bệnh gút kiêng ăn gì, nên ăn gì, uống nước gì... để hỗ trợ điều trị bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, để cải thiện bệnh, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

- Rau xanh, củ, hoa quả (đặc biệt là quả anh đào rất tốt cho người bệnh gout)

- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt

- Trứng

- Các sản phẩm từ sữa

- Dùng gia vị từ các loại thảo mộc, dầu thực vật

- Cafe, trà canh, trà

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng:

- Những loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt chó, dê, nai…), hải sản, thực phẩm lên men

- Rượu mạnh, bia, những loại đồ uống nhiều đường hay có gas

Ngoài ra, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh gút

Để chẩn đoán chính xác về bệnh gút, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau:

- Khám lâm sàng: Hỏi về tình trạng bệnh lý, triệu chứng, xem xét bệnh xử của người bệnh

- Khám cận lâm sàng: Thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ uric, siêu âm, chụp CT, chụp X-quang và kiểm tra dịch khớp

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một trong số những cách sau:

Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau gút cấp tính

Một số loại thuốc thường được dùng để ức chế cơn đau gút cấp tính, giảm sưng viêm các khớp gồm:

- Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

- Thuốc giảm đau chống viêm colchicine, corticosteroid

- Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc làm tăng đào thải acid uric,…

Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng gout nặng, các biến chứng đã xảy đến như loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

Cách chữa bệnh gút bằng y học cổ truyền

Tại Việt Nam hay nhiều nước phương Đông, sử dụng y học cổ truyền chữa bệnh gút là phương pháp khá phổ biến.

Thay vì tập trung vào triệu chứng, y học phương Đông chú trọng vào căn nguyên gây bệnh. Bệnh gút trong Đông y còn gọi là thống phong, sinh ra do dinh vệ hư, tấu lý lỏng lẻo, kết hợp phong hàn thấp khiến cho tà khí xâm nhập, chính khí khó lưu thông, hao hụt. Do đó, phép trị bệnh chú trọng vào loại trừ căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ làm mạnh tạng phủ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thông thường, Đông y thường sử dụng các bài thuốc được kết hợp từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động, thực vật. Ngoài ra, thầy thuốc có thể kết hợp cùng các phương pháp trị liệu như cấy chỉ, thủy châm, châm cứu để kích thích làm tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường - Địa chỉ khám chữa bệnh gút uy tín bằng YHCT

Đỗ Minh Đường là địa chỉ uy tín, được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Với truyền thống gần 3 thế kỷ thăm khám bệnh gout, xương khớp, nam khoa, phụ khoa, mề đay mẩn ngứa, tai mũi họng,... nhà thuốc sở hữu nhiều bài thuốc nam gia truyền quý. 

Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 3.

Nhiều năm qua, nhà thuốc đẩy mạnh nghiên cứu nâng tầm các bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh để mang đến giải pháp khắc phục bệnh gút tối ưu.

Là người kế thừa, phát triển bài thuốc nam này, lương y Đỗ Minh Tuấn cho hay: "Dựa trên nguyên lý và những luận chứng biện trị của YHCT, bài thuốc gút của Đỗ Minh Đường hoàn thiện với liệu trình "3 trong 1". Từ đây, tác động bệnh theo cơ chế "Tiêu thống phong - Đồng dưỡng cốt", vừa hỗ trợ điều trị căn nguyên gây bệnh, vừa khắc phục tổn thương, nuôi dưỡng sụn khớp." 

Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 4.

Để có được hiệu quả này, các lương y, bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường sử dụng thảo dược sạch, hữu cơ, được ươm trồng tại các vườn chuyên canh do nhà thuốc xây dựng. Bài thuốc nam của Đỗ Minh Đường thân thiện với thể trạng người Việt, lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Đặc biệt hơn nữa, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn hỗ trợ người bệnh đun sắc thuốc thành cao đặc. Điều này vừa mang lại chất lượng thuốc tốt, vừa giúp người bệnh tiện lợi hơn khi dùng.

Người mắc bệnh gút quan tâm tới giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh bằng YHCT Đỗ Minh Đường, vui lòng liên hệ:

- Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 0963 302 349

- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh/ Hotline: 0938 449 768

- Website: https://dominhduong.org/bai-thuoc-gout-do-minh-giai-phap-chan-dung-nguy-co-bien-chung-tu-benh-gout-4355.html



PV
Ý kiến của bạn