Bệnh dịch ở động vật và cuộc chiến chống bệnh tật của con người

09-10-2014 11:16 | Y học 360
google news

SKĐS - Không chỉ có con người mới nơm nớp lo phòng bệnh mà nhiều loài động vật khác có mặt trên hành tinh cũng tìm ra nhiều cách thức khác nhau để tự bảo vệ bản thân chúng xử lý bệnh dịch trước khi con người chúng ta tìm ra thuốc đặc trị.

Triệt tiêu ký sinh trùng

Con người chúng ta không ngừng đấu tranh chống lại bệnh tật. Chúng ta lê từng bước chậm chạp lên các loại tên lửa kháng sinh để chống các vi khuẩn và quẳng vắc xin hình lựu đạn vào những con virus. Chúng ta cũng thả những quả bom là xà phòng diệt khuẩn và khử trùng bàn tay sau khi tiếp xúc với mọi thứ.

Cuộc chiến giữa con người với các ký sinh trùng (một thuật ngữ chung bao gồm các loại virus, vi khuẩn và phần lớn sinh vật sống ký sinh trong cơ thể vât chủ) đã có nguồn gốc từ thời xa xưa, và cuộc chiến đó ngày càng gia tăng trên diện rộng trong suốt quá trình tiến hóa khi con người chiến đấu với các loài động vật ăn thịt, hạn hán và nạn đói.

Loài cá hồi sống gần nhau có thể lây chấy rận cho nhau

Tương tự, các loài động vật khác cũng đối mặt với những mối đe dọa tương tự, và chúng ta đang nhắc nhở về ảnh hưởng tàn phá của các ký sinh trùng có trong tự nhiên mỗi ngày.

“Qủy Tasmania” là tên dùng để nói cho một căn bệnh dịch hình thành nên những khối u dị dạng trên mặt, một dạng ung thư ký sinh. Căn bệnh này được gọi tên là Chytridiomycosis, nó được gây ra bởi một loại nấm tên là Batrachochytrium dendrobatidis, nó là căn nguyên tàn phá 1/3 dân số của loài cóc toàn cầu.

Hơn 90% loài gấu túi đã nhiễm bệnh Chlamydia, đây là một căn bệnh được lây truyền qua đường tình dục, nguồn cơn gây bệnh là bởi một loại vi khuẩn tên là Chlamydia trachomatis, tại một số vùng ở Australia.

Những loài khỉ lớn như tinh tinh, khỉ đột và kể cả con người cũng đang bị tàn phá bởi virus Ebola, viêm phổi và những căn bệnh khác.

Sau tất cả, chúng ta nên biết rằng các loài động vật đã phát triển một số cơ chế nhằm giúp cho chúng tự bảo vệ bản thân từ bệnh tật và bệnh truyền nhiễm một thời gian dài trước khi loài người chúng ta uống một số viên thuốc. Vậy cơ chế phòng vệ của các loài động vật đã được phát triển như thế nào?

Những con cá hồi con đã cần tới sự giúp sức của cả một đội quân. Cá hồi con không đủ mạnh để có thể phục hồi từ bệnh rận cá hồi và chúng có thể chết từ những vết thương bị nhiễm trùng. Rận cá hồi là một loài giáp xác nhỏ có tên là Bộ chân kiếm, sinh vật này trôi nổi trên mặt biển cùng với tất cả các loài sinh vật phù du khác. Năm 2007, một đợt dịch chuyển của loài rận biển hoang dã đã gây nên một đợt dịch bệnh bùng phát gọi là “Thiếu máu truyền nhiễm cá hồi” tàn phá loài cá hồi Chile.

Nhưng cá hồi và những loài cá khác bị rận đã tương tác với những loài cá biển khác, những con cá nhỏ này đã ăn rận biển bám trên da cá hồi. Trong môi trường tự nhiên hay trong bể cá, đều có những loài cá mà chức năng chính của chúng là làm sạch cơ thể của những loài cá khác. Cá làm sạch được một bữa ăn no nê, trong khi đó loài cá hồi đã thoát một hóa đơn y tế tốn kém. Vào đầu thập niên 1990, Viện nghiên cứu công nghệ thủy sản Na Uy (NIFTR) đã khám phá họ có thể kiểm soát sự phổ biến của loài rận biển trong các trang trại nuôi cá hồi bằng cách giới thiệu những loài cá làm sạch vào trong những khu vực nuôi cá.

Một thử nghiệm khác cho thấy rằng chỉ cần 1 con cá xám Wrasse cũng đủ khả năng làm sạch rận cho 100 con cá hồi, hay một nghiên cứu khác đã khám phá chỉ cần 1 con cá da vàng cũng có thể giúp đảm bảo sức khỏe cho 150 con cá hồi, chúng có thể ăn 45 con rận ở 2 con cá hồi chỉ trong vòng 90 phút. Kỳ thú hơn, loài kiến cũng hình thành những hành vi xã hội đặc biệt để giúp cho vương quốc chúng luôn khỏe mạnh. Trong một số cách, các lãnh địa kiến, chúng sẽ phát triển thành một siêu sinh vật hơn là để cho từng cá nhân con kiến tự chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe, các nhà nghiên cứu gọi lãnh địa kiến là “miễn dịch xã hội”.

An táng cá thể chết

Khi một thành viên trong lãnh địa kiến qua đời, những con kiến đang sống sẽ tìm cách kéo cái xác ra khỏi lãnh thổ của chúng. Mặc dù các con kiến không chắc đã hiểu về các hiểm họa từ vi khuẩn, virus hay nấm độc mọc trên các xác kiến, nhưng các nhà sinh học từ lâu đã nghĩ rằng việc di dời các xác chết là hành vi nhằm giúp lãnh địa kiến luôn khỏe mạnh, bởi vì xác kiến có thể bị nhiễm trùng, nhưng điều này cho đến giờ vẫn chưa được chứng minh. Đầu năm 2014 này, nhà nghiên cứu người Bỉ, Lise Diez, và các đồng nghiệp cuối cùng đã khám phá ra một bằng chứng vững chắc nhằm củng cố giả thuyết trên. Các nhà nghiên cứu đã duy trì vài lãnh địa kiến đỏ thông thường, Myrmica rubra, trong phòng thí nghiệm của họ suốt 50 ngày.

Những lãnh địa kiến đỏ có thể nhanh chóng nhiễm trùng nhưng chúng có những cách riêng để xử lý tình huống

Hơn một nửa lãnh địa đã được tự do xử lý các xác kiến theo con đường tự nhiên nhưng số khác lại không làm vậy. Bắt đầu từ ngày thứ 8, những con kiến thợ trưởng thành từ các lãnh địa kiến được cho phép dịch chuyển xác kiến theo con đường tự nhiên. Kinh ngạc hơn, những con kiến trong các lãnh địa bị giới hạn sẽ tìm ra một cơ chế thay thế nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của chúng với các xác kiến. Theo đó, những xác kiến được kéo tới một số góc lãnh địa nhằm giảm thiểu việc các thành viên còn sống có thể đi qua gần các xác, đặc biệt còn giúp xác tránh xa những ấu trùng đang phát triển. Một số lãnh địa kiến cũng còn quản lý việc “chôn cất” xác chết bằng cách dùng bông gòn mà chúng đã chôm từ máy xử lý nước.

Những hành vi nhằm làm giảm việc tiếp xúc các ký sinh trùng truyền nhiễm của động vật, từ những loài cá làm sạch cho đến việc giấu các xác chết, có lẽ sẽ đấu tranh chống lại các căn bệnh chết người, kiểu như động vật sẽ ngụy trang để trốn thoát kẻ săn mồi với hàm răng sắc nhọn. Một nghiên cứu từ 60 loài động vật móng guốc tại Sở thú San Diego và Công viên chăn thả thú hoang dã hồi năm 2004 đã khám phá ra rằng các loài động vật vẫn tự động chuẩn bị chu đáo cho chính chúng bất chấp thực tế rằng chúng cách ly hoàn toàn với ký sinh trùng. Nói cách khác, việc làm đẹp đã phát triển như một biện pháp phòng ngừa, phản ứng ngay lập tức với những kích thích trên da.

Mặc dù nghiên cứu chỉ theo dõi các loài động vật móng guốc, nhưng có vẻ như nó đi sâu vào hành vi chải chuốt trong vương quốc động vật – từ cách mà những loài mèo lớn tự liếm cơ thể chúng, cho đến các loài linh trưởng bắt chấy rận từ da của chúng – có thể đã tiến hóa theo một cách tương tự. Nhà nghiên cứu thú y Benjamin Hart đã viết trong Kỷ yếu khoa học thần kinh và hành vi sinh học vào năm 1988 rằng: “Trong lúc nghiên cứu và quan sát các loài động vật đang sống trong các phòng thí nghiệm sạch sẽ và các môi trường trong nước, và rằng cacine phòng bệnh và dùng thuốc uống khi động vật bị bệnh. Nhưng có một thực tế mà người ta quên rằng các loài động vât đã sống trong những môi trường khắc nghiệt và chúng mang nhiều ký sinh trùng một thời gian dài trước khi con người phát triển các biện pháp phòng vệ thích hợp”.

Các vấn đề vệ sinh

Con người chúng ta cũng phát triển một loạt các khả năng phòng vệ bẩm sinh chống lại bệnh tật. Bằng cách tìm kiếm các ký sinh trùng trong các mẫu phân người hóa thạch, trong các xác ướp Ai Cập và trong các di chỉ khảo cổ học, rồi đem so sánh chúng với các ký sinh trùng đã nhiễm trùng ở người và các loài khỉ khác, nhà nghiên cứu Piers Mitchell của Đại học Cambridge đã xác định một nhúm các ký sinh trùng, giống giun chỉ (giun lây nhiễm ruột) hay sán sống (loại giun dẹp nhiễm trùng ở gan hay túi mật), mà chúng ta bẩm sinh cũng có thể tự bảo vệ cơ thể chính mình bởi vì chúng ta đã đấu tranh với chúng trong suốt nhiều triệu năm qua. Chúng ta đã có thể đấu tranh với những căn bệnh truyền nhiễm dạng này hơn là ký sinh trùng mà gần đây đã được báo cáo trên toàn thế giới.

Hành vi chải lông rất gần với chúng ta, trong ảnh những con khỉ tuyết đang tắm trong suối khoáng nóng ở Nhật Bản

Ít nhất, đó là ý tưởng. Vì vậy chuyện gì đã xảy ra khi chúng ta quăng ra mọi thứ, từ thuốc kháng sinh, chất rửa tay, xá phòng diệt vi khuẩn, vắc xin hay thậm chí là bức xạ để đấu tranh chống lại bệnh và bệnh truyền nhiễm cho mình? Trong suốt một thời gian dài, những đổi mới của nhân loại đã cho phép chúng ta giành thế thượng phong trong cuộc leo thang “chạy đua vũ trang” nhằm chống lại các quái vật nhỏ đã làm cho chúng ta đổ bệnh. Nhưng giờ đây chúng ta đang hưởng thụ “những biện pháp phòng vệ con người” mà trớ trêu thay lại khiến chúng ta “sạch toàn diện”. Mà hiểu theo nghĩa đen là sẽ mất sạch mọi lợi ích, cả vi sinh vật có lợi lẫn ký sinh trùng có hại sống cộng sinh trên cơ thể.

Có một số cách nghe có vẻ khó chịu đang được thử nghiệm để đối phó với điều này. Những cuộc thử nghiệm ban đầu đã cho thấy một loạt các bệnh dị ứng và bệnh tự miễn dịch có thể được điều trị bằng cách nuốt các loài giun ký sinh, hay bằng cách nếm phân để tái sử dụng các loại vi khuẩn có lợi vào ruột. Trong khi chúng ta đang nghĩ rằng loài người có được thế thượng phong thì chúng ta đã chấp nhận sống với virus, vi khuẩn và phần còn lại của các sinh vật xảo quyệt, điều này đã có kể từ khi chúng ta tự phát triển công nghệ phòng ngủ để chống lại chính mình. Không nghi ngờ gì nữa khi chúng ta đưa ra những chiến thuật tinh vi để chống lại các mối đe dọa. Nhưng một câu hỏi thú vị đã được đưa ra: liệu có bất kỳ thứ gì mà chúng ta học hỏi từ hành vi làm sạch của động vật, lại có thể giúp chúng ta sinh tồn trong cuộc chiến chống lại bệnh tật?

Nguyễn Thanh Hải (BBC NEWS - 2014)


Ý kiến của bạn