PV: Thưa bác sĩ, đau dây thần kinh số V, nếu không hiểu rõ về căn bệnh này nhiều người cứ tưởng đau giả, đau như đùa vì sao lại như vậy?
Th.s Thái Thị Xuân: Bệnh viện chúng tôi đã từng tiếp nhận bệnh nhân thỉnh thoảng chỉ bị các cơn đau đột ngột, đau dữ dội. Dù họ đã uống nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không giảm. Có trường hợp, người nhà khi đưa đến viện cứ thắc mắc là bệnh nhân nhìn bề ngoài không có vấn đề gì mà chỉ luôn miệng kêu đau. Thậm chí, họ cho rằng viện cớ lên cơn đau để trốn…việc nhà!
Đa số các bệnh nhân đau dây thần kinh V khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp đau ở ½ mặt liên quan đến 1 số bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não như xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), u màng não (meningiomas), u dây V (schwannomas), u nang thượng bì (epidermoid cyst)…
PV: Đặc điểm của đau dây thần kinh số V là gì, thưa bác sĩ?
Th.sThái Thị Xuân: Đau dây thần kinh số V có đặc điểm là xuất hiện nhiều cơn đau khiến người bệnh tưởng như đau “dứt da, dứt thịt”, nhưng những cơn đau này không kéo dài, chỉ chừng vài dây cùng lắm là 1 phút. Cơn đau thường tự phát hoặc xuất phát từ một điểm đau như cò súng (trigger spot). Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, cũng có một số rất hiếm xuất hiện đau dây số V hai bên và trường hợp đau hai bên không phải xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên. Tôi lưu ý với bệnh nhân là đau dây thần kinh số V là một triệu chứng đặc thù (không phải là một bệnh).
Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Độ tuổi của người hay mắc các cơn đau dây thần thần kinh số V là trên 70% số người đau dây V trên 70 tuổi, đau dây thần kinh số V cũng được liên kết với những nguyên nhân và cơ chế sinh lý bệnh khác nhau. Đa số các bệnh nhân đau dây thần kinh V khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường. Nên có một số trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm đau do sâu răng. Do đó, người ta vẫn gọi là kiểu đau giả vờ. Tuy nhiên, ban đầu khoảng cách khá lâu mới bị đau lại nhưng dần dần mật độ tăng theo tuổi tác, thời gian. Bệnh nhân mất ăn, mắt ngủ suy kiệt vì đau. Người bệnh không chỉ mất ăn, mất ngủ mà nói chuyện, súc miệng cũng không được vì đau.
PV: Khi đau dây thần kinh số V, bệnh nhân nên khám, chữa như nào thưa bác sĩ?
Th.s Thái Thị Xuân: Hiện nay, như trên tôi đã nói, đau dây thần kinh số 5 là một triệu chứng đặc thù vì vậy chúng ta cần phải chữa trị dứt điểm. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị cần phát hiện sớm và can thiệp sớm đau dây thần kinh số V
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với các thuốc giảm đau và y học cổ truyền.
Về chuyên ngành phục hồi chức năng, cần phát hiện sớm và can thiệp sớm đau dây thần kinh số V. Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với các thuốc giảm đau và y học cổ truyền.
Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng như sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu:
– Nhiệt nóng trị liệu: tia hồng ngoại liều ấm, chườm nóng
– Siêu âm trị liệu
– Điện xung, dòng giao thoa, điện kích thích cơ thần kinh qua da