Bệnh đậu mùa khỉ: Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh

29-05-2022 13:24 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo chuyên gia của CDC (Mỹ), nhóm dân số đáng chú ý trong đợt bùng phát dịch bệnh mùa khỉ hiện nay là người đồng tính nam hoặc song tính. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh này.

Bệnh đậu mùa khỉ - Những giải đáp từ WHOBệnh đậu mùa khỉ - Những giải đáp từ WHO

SKĐS - Bệnh đậu mùa khỉ hiện đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới, dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng phát dịch nguy hiểm. Tổ chức Y tế thế giới đã có những thông tin chi tiết giúp người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách phòng tránh.

Zing dẫn tin từ CNN cho biết, chuyên gia y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định, dịch đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh ở cộng đồng nam giới đồng tính, song tính. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh này.

Tiến sĩ John Brooks, Trưởng Cơ quan Phòng chống HIV/AIDS của CDC cho hay: "Một số nhóm dân số có thể có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn, nhưng không có nghĩa khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ chỉ ở cộng đồng đồng tính và song tính tại Mỹ. Bất kỳ ai cũng đều có thể phát bệnh và lây nhiễm virus cho người khác. Nhưng nhiều người bị ảnh hưởng trong đợt bùng phát hiện này được xác định là nam giới đồng tính và lưỡng tính".

Bệnh đậu mùa khỉ: Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh - Ảnh 2.

Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: Reuters

CDC đã tổ chức họp báo khuyến cáo về làn sóng dịch bệnh này. Bởi tháng 6 tới sẽ là Tháng Tự hào LGBTQ+ (Pride Month). Họ muốn cảnh báo để cộng đồng hiểu rõ về tình hình và nguy cơ lây nhiễm của họ. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo người dân không nên gán nhãn tiêu cực cho bất kỳ cộng đồng dân số cụ thể nào vì làn sóng dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ là căn bệnh gây ra bởi một loại virus cùng họ với virus bệnh đậu mùa thông thường. Căn bệnh này bắt đầu được phát hiện vào năm 1958 trên các cá thể khỉ trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1970, trường hợp mắc bệnh đầu tiên ở người được phát hiện tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo WHO, đậu mùa khỉ có hai chủng chính: chủng Tây Phi thường gây ra các triệu chứng nhẹ, và chủng Trung Phi (hay Congo) có thể gây bệnh nặng hơn. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là khoảng 1% với chủng Tây Phi và 10% ở chủng Trung Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó có thể lây lan qua tiếp xúc thân mật khi quan hệ tình dục trong lúc một trong hai người có vết mưng mủ, phát ban trên cơ thể.

Bệnh đậu mùa khỉ: Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh - Ảnh 4.

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters

Bệnh đậu mùa khỉ có thể truyền trực tiếp khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể hoặc quần áo, ga trải giường bị ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 5-21 ngày. Các triệu chứng ban đầu gồm sưng hạch bạch huyết, đau đầu, sốt cao, đau nhức cơ và mệt mỏi. Sau đó, bệnh diễn biến thành phát ban, các tổn thương phồng rộp và đóng vảy. Điều này có thể xảy ra khắp cơ thể. Bệnh thường kéo dài từ hai đến bốn tuần. Một khi vảy bong ra, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm.

Các quan chức y tế cho rằng, so với COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ ít lo lắng hơn bởi căn bệnh này ít lây lan hơn, đây là hai loại virus rất khác nhau. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo bất kỳ ai bị phát ban mới hoặc không rõ nguyên nhân nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra. Bệnh nhân nên ở nhà cách ly, tránh tiếp xúc người, vật nuôi, đeo khẩu trang và che vết thương càng kín càng tốt cho đến khi nó lành lại.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc gần với trẻ em, phụ nữ mang thai, nhóm có hệ miễn dịch suy yếu. Bởi những người này có nguy cơ biến chứng cao khi nhiễm virus.

Trưa 29/5: Thái Lan giám sát chặt đậu mùa khỉ; Triều Tiên học cách chống dịch của Trung Quốc


L.Vũ
th
Ý kiến của bạn