1. Vai trò và nhiệm vụ của lá lách đối với cơ thể
Lá lách là 1 bộ phận nhỏ, nằm ngay dưới lồng xương sườn trên bên trái của bụng. Lá lách bao gồm các bộ phận: lớp vỏ bao bọc bên ngoài; thân. Bên trong thân có tủy đỏ chứa các mô liên kết và mạch máu.Tủy đỏ có tác dụng lọc máu, thay thế các tế bào hồng cầu già. Bên trong tủy đỏ có tủy trắng với nhiệm vụ tạo ra kháng thể.
Lá lách có vai trò tạo ra hoặc nuôi dưỡng các tế bào lympho B, lympho T và tế bào máu. Lá lách thực hiện các chức năng quan trọng đó là lọc máu, lưu trữ máu, lưu trữ bạch cầu lympho. Lá lách đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, loại bỏ tiểu cầu cũ khỏi máu và hoạt động giống như một hồ chứa cho tiểu cầu.
Lách bị to là bị nhiễm trùng gan, mắc bệnh tật như xơ gan, ung thư gan. Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng…
2. Nguyên nhân gây cường lách
Ngoài vai trò thành viên của hệ huyết học, lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, ký sinh trùng, virut khi chúng đột nhập cơ thể. Các nguyên nhân gây cường lách bao gồm:
- Mắc các bệnh lý về gan.
- Bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh về lây truyền qua đường tình dục.
- Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh về lá lách.
- Ung di căn đến lách.
- Thiếu máu huyết tán.
- Rối loạn chuyển hóa.
- Giảm tiểu cầu.
- Chấn thương.
- Các bệnh truyền nhiễm như bệnh Gaucher, bệnh tăng tích đạm hoặc các bệnh tăng tích trữ glycogen
3. Biểu hiện của bệnh cường lách
Bệnh cường lách thường không có biểu hiện rõ ràng, phần lớn khi mắc người bệnh chỉ thấy đau bụng, đầy bụng, mệt mỏi, thiếu máu. Hay bị nhiễm trùng, dễ chảy máu. Có 2 triệu chứng điển hình khi bị cường lách:
- Lách to từ 2-3cm dưới bờ sườn trái có khi đến gần rốn, lúc đầu mềm sau to và chắc dần. Có khi tự bệnh nhân phát hiện và thầy thuốc cũng dễ dàng xác định bằng việc sờ nắn hạ sườn trái.
- Giảm 1-2 hoặc cả 3 dòng huyết cầu thể hiện trên lâm sàng bởi: Trạng thái thiếu máu (do giảm hồng cầu); Trạng thái dễ chảy máu da hoặc niêm mạc (do giảm tiểu cầu); Trạng thái dễ nhiễm khuẩn, mất khả năng đề kháng (do giảm bạch cầu).
Lách là một bộ phận quan trọng của hệ thống tĩnh mạch môn. Khi tĩnh mạch môn bị ứ trệ lưu thông gây ra hội chứng tăng áp lực môn (TALM), trong đó lách to là một triệu chứng chính khởi đầu bệnh.
4. Biến chứng và phương pháp điều trị, phòng tránh cường lách
Thực tế, với rất nhiều nguyên nhân, triệu chứng trên nhưng cường lách không quá nguy hiểm vì chúng ta có thể cắt bỏ lá lách mà vẫn sống được. Tuy nhiên nếu mắc bệnh, cần phải được phát hiện sớm điều trị nhanh để tránh các biến chứng đáng tiếc, như:
Nhiễm trùng: làm giảm lượng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu trong máu, dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên hơn. Thiếu máu và tình trạng xuất huyết cũng có thể xảy ra.
Vỡ lá lách: Vỡ lá lách có thể gây chảy máu nghiêm trọng vào khoang bụng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Lá lách thực hiện nhiều vai trò và có thể dễ dàng bị tổn thương. Do vậy, trong trường hợp, lách to gây ra các biến chứng mà không thể điều trị được thì cắt bỏ là phương pháp hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, còn có thể dùng phương pháp xạ trị nhằm thu nhỏ lá lách sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng lá lách sau phẫu thuật.
Để hạn chế cường lách, bác sĩ khuyên bạn:
- Thay đổi lối sống: ăn uống điều độ, đủ chất. Rèn luyện thể thao hằng ngày.
- Tránh hoặc hạn chế chơi các môn thể thao đối kháng.
- Cường lách thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm trùng, ung thư hay những ảnh hưởng lên tĩnh mạch lách. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
- Nếu phẫu thuật cắt lách, hãy tuân thủ theo những lời dặn của bác sĩ để tránh những nguy cơ như nhiễm khuẩn, biến chứng sau phẫu thuật.
Xem thêm video được quan tâm
Hỏi đáp COVID-19- Người dân kiểm tra hộ chiếu vaccine bằng cách nào