Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?

14-12-2023 11:11 | Y học 360

SKĐS - Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu quay trở lại, những hệ lụy khi trẻ không được tiêm vaccine đầy đủBệnh bạch hầu quay trở lại, những hệ lụy khi trẻ không được tiêm vaccine đầy đủ

SKĐS - Bệnh bạch hầu đang quay lại một số tỉnh như Điện Biên, Hà Giang, đến nay đã ghi nhận 3 ca tử vong. Như vậy có thể thấy những bệnh dịch trước đây tưởng như đã có thể ngăn ngừa bằng tiêm chủng thì nay đang trở lại. Một trong những hệ lụy cần phải nói đến là việc anti vaccine.

Theo Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu

+ Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
+ Khám thấy có giả mạc. Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
+ Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

Phân biệt bệnh bạch hầu với các bệnh khác

Bệnh bạch hầu tuy có biểu hiện sốt nhưng thường sốt không cao, song điều này cũng dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác, dễ có tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng chỉ cần trẻ hạ sốt là sẽ không sao.Do đó cần lưu ý phân biệt với bệnh viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amydan có hốc mủ.

Như đã nói, triệu chứng của bệnh bạch hầu khá giống với bệnh viêm họng, viêm amidan thông thường nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến việc phát hiện muộn, gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tỉ lệ tử vong ở bệnh bạch hầu không được điều trị kịp thời là tương đối cao.

Ở thể tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24-48 tiếng. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh bạch hầu điều trị không quá khó, nhưng quan trọng là người dân cần chú ý các dấu hiệu sớm của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời.

Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh minh họa

Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh minh họa

Phân biệt Bệnh bạch hầu với bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh bạch hầu

Bệnh viêm họng, viêm amidan...

- Sốt không cao.

- Đặc biệt có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn.

- Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng

- Giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu...

- Có sốt, sốt cao

- Đau rát họng, khó nuốt

- Có giả mạc ở vùng hầu họng, rất dễ lấy ra, không chảy máu.

- Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng...

- Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng...

Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh

Các bà mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine cho trẻ:

– Mũi 1: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu-ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do hib) khi trẻ 2 tháng tuổi.

– Mũi 2: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib khi trẻ 3 tháng tuổi.

– Mũi 3: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib khi trẻ 4 tháng tuổi.

– Mũi 4: vaccine DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra còn có thêm các biện pháp khác như:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Xem thêm video được quan tâm

Giảm cơn tăng huyết áp với những cách làm đơn giản! | SKĐS


Bs. Nguyễn Văn Thái
Ý kiến của bạn