“Beethoven Nhật Bản” thừa nhận thuê người viết nhạc

06-02-2014 16:49 | Văn hóa – Giải trí
google news

Nhạc sĩ Mamoru “Beethoven Nhật Bản”, Samuragochi thừa nhận thuê người viết nhạc cho mình

Nhạc sĩ Mamoru “Beethoven Nhật Bản”, Samuragochi thừa nhận thuê người viết nhạc cho mình

Cả thế giới biết đến Ludwig van Beethoven như một nhạc sĩ thiên tài. Điều làm cho ông trở thành huyền thoại, là ông bị điếc, hoàn toàn không nghe được những giai điệu tuyệt vời mà mình tạo ra. Đây cũng là động lực chắp cánh cho hàng triệu người tàn tật trên khắp thế giới. Nhạc sĩ Nhật Bản Mamoru Samuragochi cũng cũng bị điếc và được ca tụng là “Beethoven Nhật Bản”.

Nhạc sĩ Nhật Bản Mamoru Samuragochi cũng cho rằng mình đã vượt qua được thảm kịch khiếm thính của mình, cho ra đời những tác phẩm khiến người đời ca tụng ông là “Beethoven Nhật Bản”. Nhưng ngày 5/2 vừa qua, ông đã thừa nhận mình không phải là tác giả của hầu hết những bản nhạc đó, mà đã thuê một nhạc sĩ viết ra.

Trong thông cáo báo chí do luật sự của Samuragochi phát ra, nhạc sĩ này đã lấy làm tiếc và ngỏ lời xin lỗi vì đã phản bội lại những người hâm mộ.

 1
Nhạc sĩ Mamoru Samuragochi

Ông viết: “Tôi bắt đầu thuê người viết nhạc cho tôi vào khoảng năm 1996, khi tôi được mời viết nhạc phim lần đầu tiên. Tôi đã đề nghị người đó giúp tôi viết hơn nửa khối lượng công việc vì khả năng nghe của tôi bị xấu đi nhiều”.

Mặc dù danh tính người viết nhạc thuê cho Samuragochi không được tiết lộ, nhưng báo chí Nhật phỏng đoán đó là Aragaki Takashi – một thầy giáo dạy nhạc.

Mamoru Samuragochi được cộng đồng yêu nhạc toàn cầu biết đến với những tác phẩm âm nhạc được đánh giá cao, trong đó có nhạc cho các trò chơi Resident Evil và Onimusha.

 2
VĐV trượt băng nghệ thuật Daisuke Takahashi

Năm 2001, tạp chí Time (Mỹ) gọi ông là “Beethoven của kỷ nguyên số”, vận động viên trượt băng nghệ thuật Daisuke Takahashi đã chọn một bản nhạc của ông cho bài thi tại Olympics mùa đông tới đây ở Sochi (Nga).

 3
Một poster truyền thông cho bản giao hưởng "Hiroshima"

Samuragochi thậm chí còn “sáng tác” khúc tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima năm 1945, sau này được biết đến với tên gọi “Giao hưởng Hy vọng” khi NHK sử dụng trong bộ phim với những hình ảnh Samuragochi gặp gỡ những người sống sót sau thảm họa sóng thần ở Tohoku.

Đây quả thực là nỗi hổ thẹn bởi một nghệ sĩ có sức mạnh lan tỏa như vậy đã mạo nhận sáng tạo của người khác để nổi tiếng trên toàn cầu.

 

 


Ý kiến của bạn