Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Có nhiều nguyên gây ra viêm cơ tim ở trẻ, trong đó viêm cơ tim có thể xảy ra thứ phát sau một đợt nhiễm trùng do:
- Virus: Virus thường gây viêm cơ tim là virus coxsackie B. Nhưng các virus khác như adenovirus, parvovirus chủng B19, echovirus, virus cúm, virus Epstein-Barr, virus Dengue và virus Rubella đều có thể gây viêm cơ tim. Virus HIV/AIDS có khả năng xâm nhập cơ tim trực tiếp.
- Vi khuẩn: Đó là các chủng vi trùng Staphylococcus aureus. Cầu trùng này còn có thể gây viêm các van tim và nội tâm mạc. Vi khuẩn Borrelia burgdorferi do ve (tick) là tác nhân gây bệnh Lyme. Viêm cơ tim còn xảy ra ở trên 1/4 bệnh nhân bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
- Ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng như Trypanosoma cruzi và Toxoplasma, và ký sinh trùng gây bệnh Chagas, thường gặp ở Trung và Nam Mỹ. Ruồi chích gây bệnh Chagas - nguyên nhân toàn cầu quan trọng nhất gây suy tim sung huyết.
- Nấm: Candida, aspergillus và histoplasma là những nguyên nhân gây viêm cơ tim hiếm gặp.
Viêm cơ tim còn xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với:
- Một số hoá chất như: Arsenic và hydrocarbons.
- Các bệnh hệ thống: Bao gồm lupus, các bệnh khác của mô liên kết, viêm mạch máu (vasculitis), và một số tình trạng viêm hiếm gặp như bệnh Wegener's granulomatosis, hay do quá mẫn với một số loại thuốc…
Tuy nhiên, viêm cơ tim cấp thường do virus gây ra, trong đó hay gặp là virus Coxsackie nhóm B. Theo AHA – Hoa Kỳ tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ em rơi vào khoảng 1 - 2/100.000 trẻ. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình hàng năm có khoảng 15 trẻ bị viêm cơ tim cấp có sốc tim vào cấp cứu và điều trị.
Viêm cơ tim có biểu hiện giống cảm cúm
Viêm cơ tim biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, thường đa dạng và phức tạp. Bệnh diễn tiến vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng; từ nhẹ không triệu chứng đến đột tử.
Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình. Khởi đầu bệnh nhân có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi hoặc có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn...
Trong trường hợp viêm cơ tim cấp nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch.
- Viêm cơ tim có thể có triệu chứng nhiễm siêu vi: Sốt, đau cơ, mệt mỏi...
- Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
- Các triệu chứng tim mạch: Mệt, khó thở, giảm khả năng khi gắng sức, hồi hộp, đau ngực và ngất.
- Theo nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng gồm có:
+ Biểu hiện khó thở là 72%.
+ Biểu hiện đau ngực là 32%.
+ Biểu hiện rối loạn nhịp tim là 18%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân viêm cơ tim (đã được xác định bằng sinh thiết cơ tim) lâm sàng biểu hiện trong 4 tình huống:
+ Giống hội chứng vành cấp.
+ Suy tim: Khởi phát trong 2 tuần đến 3 tháng.
+ Suy tim mạn: Khởi phát > 3 tháng
+ Trạng thái nguy hiểm tính mạng: Rối loạn nhịp nguy hiểm tính mạng và đột tử; Sốc tim; Chức năng thất (T) giảm nặng.
Điều trị viêm cơ tim
Trẻ bị viêm cơ tim nhẹ thường chỉ theo dõi, điều trị triệu chứng, sẽ khỏi bệnh sau 1 - 2 tuần.
Tuy nhiên, trẻ viêm cơ tim nặng sẽ được hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc trợ tim, thuốc vận mạch duy trì chức năng tim. Nếu có rối loạn nhịp thì dùng thêm thuốc chống loạn nhịp tim, đặt máy tạo nhịp điều chỉnh tần số tim.
Tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp còn rất cao, khoảng 30 - 40%, nhất là trong trường hợp viêm cơ tim tối cấp, tỉ lệ tử vong gần 100% trước khi có kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo). Ngày nay, với kỹ thuật ECMO, chúng ta có thể hy vọng cứu sống nhiều trường hợp viêm cơ tim tối cấp, mà trước đây hầu hết là tử vong.
Tóm lại: Bệnh cảnh lâm sàng của viêm cơ tim đa dạng và phức tạp. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim, cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mời độc giả xem thêm video:
Những ai có nguy cơ bị viêm cơ tim?