Khi gia đình đưa bé đến BV Nhi đồng TP Cần Thơ, qua thăm khám lâm sàng cho thấy bệnh nhi có khối nỗi gồ rõ lên vùng thượng vị, bụng dưới xẹp, ống thông dạ dày dịch xanh rêu lượng nhiều.
Bần đầu bé được chẩn đoán bệnh lý tắc đường ra của dạ dày. Thông qua các cận lâm sàng có giá trị như: X – Quang dạ dày tá tràng có cản quang, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có cản quang, bệnh nhi được chẩn đoán xoắn dạ dày và được chỉ định phẫu thuật tháo xoắn dạ dày và cố định thành công qua nội soi ổ bụng.
Hình ảnh xoắn dạ dày trên phim X – quang dạ dày tá tràng có cản quang.
ThS.BS Trần Việt Hoàng, BV Nhi đồng Cần Thơ cho biết, đối với trẻ trên 12 tháng tuổi đây là một trường hợp xoắn dạ dày theo trục mạc treo dạ dày, hiếm gặp.
Sau khi được các thầy thuốc BV Nhi đồng Cần Thơ phẫu thuật, sức khỏe của bé đã ổn định, ăn uống khá, không còn nôn ói và hết đau bụng và được cho ra viện.
Dạ dày được tháo xoắn và cố định qua nội soi.
ThS. BS Nguyễn Quốc Huy, Phó trưởng Khoa Ngoại, BV Nhi đồng Cần Thơ khuyến cáo: Khi trẻ đột ngột nôn ói dữ dội, đau bụng từng cơn các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi để có thể được chẩn và điều trị kịp thời, tránh chẩn đoán muộn nên có thể dẫn đến hoại tử toàn bộ dạ dày.
Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Huy: Bệnh lý xoắn dạ dày ở trẻ em khá hiếm gặp. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau bụng đột ngột, nôn ói nhiều, liên tục. Có thể suy hô hấp cấp kèm tím tay chân.
Hình ảnh dạ dày xoắn
Về chuyên môn, xoắn dạ dày được chia theo hai loại chính: Xoắn theo trục tạng và xoắn dạ dày theo trục mạc treo.
Trước đây, bệnh lý này thường được chẩn đoán muộn nên có thể dẫn đến hoại tử toàn bộ dạ dày. Hiện nay, với sự phát triển của các cận lâm sàng: Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có cản quang bệnh xoắn dạ dày được chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời đồng thời bác sĩ đã thành công trong ứng dụng nội soi để quan sát hết được ổ bụng của bé, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, ít đau và sẹo thẩm mỹ hơn, do đó việc phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết.